Chi 650 triệu USD tìm sự sống ngoài trái đất

Các nhà khoa học Anh cho biết, họ sẽ chủ trì một chương trình trị giá 650 triệu USD nhằm tìm kiếm dấu hiệu hóa học của sự sống trên các hành tinh bay quanh quỹ đạo của những vì sao xa, theo báo The Independent.

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Hoàng gia London sẽ “đứng mũi chịu sào” trong sứ mệnh có tên gọi Quan sát đặc điểm hành tinh ngoài hệ mặt trời (EchO) do Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) bảo trợ. Các chuyên gia sẽ sử dụng một kính viễn vọng không gian mới để tìm những dấu ấn sinh học (biomarker) trong bầu khí quyển của những hành tinh xa xôi.


Vẫn còn nhiều bí ẩn về sự sống bên ngoài trái đất.

Họ sẽ ra sức tìm kiếm những phân tử hóa học vốn có thể báo hiệu sự hiện diện của sự sống.

“Một trong những mục tiêu then chốt trong sứ mệnh của chúng tôi là dò tìm những phân tử hóa học chẳng hạn như ozone và carbon dioxide trong khí quyển của những hành tinh có kích cỡ tương đương với trái đất”, trưởng nhóm nghiên cứu Giovanni Tinetti cho biết. “Những phân tử này là các dấu ấn sinh học quan trọng, cho thấy sự sống có thể đang hoặc đã từng hiện hữu”.

Sứ mệnh EchO sẽ tập trung vào những hành tinh giống trái đất trong khu vực có thể sống được của những ngôi sao giống mặt trời, thường được gọi là “vùng Goldilocks”, tức khu vực không quá nóng cũng không quá lạnh, giúp sự sống có thể hiện diện.

Kính viễn vọng không gian EchO dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2022.

Quyết định của ESA bảo trợ sứ mệnh nói trên được đưa ra sau những khám phá quan trọng của kính viễn vọng không gian Kepler của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA).

Đầu tháng này, các nhà khoa học làm việc với Kepler cho biết có tổng cộng 1.235 “ứng cử viên” hành tinh (tức vật thể vũ trụ có tính chất như hành tinh) bay quanh quỹ đạo của những ngôi sao ngoài hệ mặt trời, bao gồm 54 hành tinh nằm trong “vùng Goldilocks” và 5 trong số này có kích cỡ bằng trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News