Chỉ cần 1 người trong nhà bị sốt xuất huyết, thực hiện ngay 4 biện pháp sau để không ai bị lây bệnh

Mùa mưa lũ là giai đoạn đỉnh dịch sốt xuất huyết, năm nay dịch còn bùng phát mạnh nhất từ trước đến nay. Trang bị 4 biện pháp phòng sốt xuất huyết sau đây để đảm bảo sức khoẻ cho gia đình, đặc biệt khi trong nhà có một người mắc bệnh.

1. Cách ly người bệnh là biện pháp phòng sốt xuất huyết hiệu quả nhất

Tuy sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người, nhưng việc căn bệnh này truyền qua muỗi cũng khiến chúng lây lan dễ dàng không kém. Nhiều trường hợp bố mẹ lây bệnh khi chăm con hay con lây bệnh "oan" từ bố mẹ do sự chủ quan này.

Chỉ cần 1 người trong nhà bị sốt xuất huyết, thực hiện ngay 4 biện pháp sau để không ai bị lây bệnh
Nếu bắt buộc phải ra phải màn, hãy mặc quần áo dài che kín tay và xua muỗi trước khi đi.

Biện pháp phòng sốt xuất huyết hiệu quả trong điều kiện này là cách ly người bệnh trong phòng riêng, có ánh sáng tự nhiên, khô ráo và kín, không ở cạnh vườn. Các dụng cụ chứa nước cho người bệnh như bình nước, cốc cũng cần thau rửa và thay nước thường xuyên tránh để cặn lâu ngày.

Người bệnh cũng cần phải nằm màn (mùng), tốt nhất là màn đã tẩm thuốc và hạn chế ra khỏi màn để không bị muỗi đốt mang theo mầm bệnh đi lây lan. Nếu bắt buộc phải ra phải màn, hãy mặc quần áo dài che kín tay và xua muỗi trước khi đi. Đối với con nhỏ bị sốt xuất huyết cần người chăm sóc, bố mẹ cũng cần đảm bảo biện pháp phòng sốt xuất huyết cho bản thân, mặc quần áo dài tay và hạn chế tung màn của bé khiến muỗi có thể bay vào.

2. Phun thuốc diệt muỗi: loại bỏ con đường lây nhiễm bệnh

Muỗi Aedes aegypti (thường gọi là muỗi vằn) là con đường lây nhiễm chính của sốt xuất huyết. Chúng có đặc tính hút máu ngắt quãng, hút nhiều người trong 1 lần đi hút máu và thường hoạt động vào khoảng sáng sớm hoặc chiều tối, đặt biệt mạnh vào tầm 1h trước khi mặt trời lặn.

Phun thuốc muỗi là biện pháp phòng sốt xuất huyết cần thực hiện kể cả khi nhà bạn không có người mắc bệnh để ngăn ngừa muỗi vằn sinh sôi. Nếu trong nhà hoặc khu dân cư của bạn có người mắc bệnh, hãy liên hệ với trung tâm y tế dự phòng nơi bạn ở. Họ sẽ tới xử lý ổ dịch, phun thuốc diện muỗi, ngăn ngừa bệnh lân lan.

Ngoài ra phải thường xuyên loại bỏ nơi muỗi phát triển và sinh sôi. Không chỉ có ao tù, nước đọng, muỗi có thể đẻ trứng ngay trong nhà bạn mà bạn không biết. Hãy để ý bình cắm hoa, cốc nước đánh răng, bể cá cảnh hay nước trên bàn thờ. Muỗi sẽ không thể sinh sôi nếu bạn thay rửa dụng cụ dựng nước thường xuyên.

3. Chuẩn bị sẵn những loại thuốc cần thiết

Đây không hẳn là biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết, nhưng chuẩn bị sẵn một số loại thuốc sẽ giúp bạn phản ứng nhanh khi trong nhà có người mắc bệnh. Trong gian đoạn đầu của bệnh (sốt xuất huyết có 4 giai đoạn), triệu chứng của bệnh chủ yếu là sốt, nếu được chăm sóc và hạ sốt kịp thời, cơ thể có thể tự động chiến đấu để khỏi bệnh.

Trường hợp người bệnh bị sốt cao hãy hạ sốt bằng paracetamol. Tuyệt đối không hạ sốt bằng aspirin hay ibuprofen, 2 chất này gây toan máu do ngăn tập kết tiểu cầu, khiến bệnh trở nên nguy kịch. Ngoài ra, người bệnh khi sốt cao sẽ liên tục mất nước và điện giải. Vậy nên bù nước và điện giải bằng oresol liên tục sẽ giúp người bệnh nhanh hạ sốt. Hãy có sẵn 2 loại thuốc này trong tủ lạnh, vì nó hữu dụng trong nhiều trường hợp, không chỉ sốt xuất huyết.

4. Đi khám ngay khi có triệu chứng nghi ngờ

Chỉ cần 1 người trong nhà bị sốt xuất huyết, thực hiện ngay 4 biện pháp sau để không ai bị lây bệnh
Nhớ kĩ dấu hiệu của sốt xuất huyết để có những phản ứng kịp thời đối phó với bệnh.

Ghi nhớ những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở từng giai đoạn là biện pháp phòng sốt xuất huyết tiến triển nặng hơn và có những phản ứng kịp thời khi bạn hay người thân của bạn mắc bệnh.

Nếu người nhà bị sốt sang ngày thứ 4 không hạ, hoặc hạ sốt nhưng vẫn bị khô da, buồn nôn, phát ban, buồn nôn, thậm chí chảy máu cam, môi bầm thì cần phải đưa đến trung tâm y tế hoặc bệnh viên gần nhất để kịp thời điều trị. Bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2, tiến triển rất nhanh, và khi bước sang giai đoạn 3, 4 thì cơ hội cứu sống là rất thấp, và kể cả có cứu được cũng để lại di chứng về sau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bệnh Lyme là gì?

Bệnh Lyme là gì?

Bệnh Lyme là một căn bệnh do vi khuẩn gây ra lây truyền bởi các con bọ chét nhiễm bệnh sống trên cơ thể hươu nai truyền sang người và động vật.

Đăng ngày: 31/10/2019
Nuốt nước bọt đau họng cảnh báo bệnh gì?

Nuốt nước bọt đau họng cảnh báo bệnh gì?

Tình trạng nuốt nước bọt đau họng thường xuất phát từ những tổn thương ở họng, phế quản và các cơ quan lân cận.

Đăng ngày: 29/10/2019
8 dấu hiệu đau ruột thừa cần nắm rõ

8 dấu hiệu đau ruột thừa cần nắm rõ

Dấu hiệu đau ruột thừa có thể nhầm lẫn với các dấu hiệu bệnh đường tiêu hóa khác. Bởi vậy nếu không hiểu rõ sẽ khiến ruột thừa có thể vỡ và tình trạng viêm sẽ nhanh chóng lây lan đến các vùng khác của hệ tiêu hóa.

Đăng ngày: 28/10/2019
Bệnh viêm cơ tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm cơ tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm cơ tim là một trong những bệnh lý về tim vô cùng nguy hiểm. Đây là hiện tượng các tế bào cơ tim bị tổn thương do nhiều tác nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng viêm, hoại tử tế bào cơ tim.

Đăng ngày: 28/10/2019
12 nguyên nhân gây đau bụng trên

12 nguyên nhân gây đau bụng trên

Đau bụng trên được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, đa phần là các bệnh lý liên quan đến dạ dày, gan, tụy và hệ tiêu hóa.

Đăng ngày: 26/10/2019
Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý có những triệu chứng rất khó chịu cũng như khả năng biến chứng phức tạp.

Đăng ngày: 23/10/2019
Tức ngực khó thở buồn nôn, nguyên nhân do đâu?

Tức ngực khó thở buồn nôn, nguyên nhân do đâu?

Đôi khi bạn cảm thấy tức ngực khó thở buồn nôn nhưng không biết nguyên nhân do đâu? Cùng tìm hiểu các nguyên nhân thường gặp của tình trạng này trong bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 20/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News