Chiếc “búa” của cá mập đầu búa để làm gì?
Trước nay, từng có rất nhiều lời giải thích được đưa ra xung quanh cái “búa” của loài cá mập đầu búa. Có ý kiến cho rằng phần lồi ra trên đầu cá mập đầu búa giúp chúng có các thụ quan cảm nhận điện trường dài hơn, vì nhiều loài cá mập thường dùng thụ quan này để phát hiện con mồi và cá mập đầu búa cũng không phải là ngoại lệ.
Chiếc đầu rộng đã cho phép tầm nhìn của cá mập đầu búa rộng gấp đôi so với bình thường.
Tuy vậy, gần đây khi kiểm chứng giả thuyết trên, hai nhà khoa học Mỹ Stephen Kajiura và Kim Holland của Trường đại học Hawaii lại có ý kiến khác. Theo họ, chiếc “búa” của cá mập đầu búa quả thật giúp nó tìm và bắt mồi, nhưng không phải theo cách nghĩ thông thường nêu trên của các nhà động vật học.
Các nhà nghiên cứu này đã dùng một hệ thống dây điện đặt ở đáy hồ, tạo ra một điện trường mô phỏng điện trường do tôm, cá phát ra. Họ quan sát thấy khi phát hiện con mồi, cá mập đầu búa đột ngột lao nhanh tới. Song khi đo khoảng cách từ chỗ con cá mập tới vị trí nguồn điện trường, các nhà nghiên cứu nhận thấy nó cũng chỉ tương đương khoảng cách săn mồi của những con cá mập bình thường.
Điều ấy chứng tỏ cả hai loài đều có khả năng như nhau trong việc cảm nhận điện trường và chiếc “búa” không chắc đã làm tăng khả năng cảm nhận của loài cá mập đầu búa. Và cuối cùng, nhóm nghiên cứu phát hiện một công dụng khác: với chiếc đầu rộng (hai mắt nằm ở hai góc “búa”) đã cho phép tầm nhìn của cá mập đầu búa rộng gấp đôi so với bình thường, tăng cơ hội tìm kiếm, bắt gặp con mồi.
NGUYỄN SINH

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Những sự thật ít được biết đến về loài sói
Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại
Loài kiến Matabele châu Phi có thể trở thành y tá, chăm sóc cho đồng loại bị thương khi chúng tham gia kiếm mồi.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.
