Chiếc lưới đặc biệt giúp “câu” nước từ không khí để giải quyết nạn hạn hán

Thay vì phải đào sâu xuống lòng đất để tìm kiếm nguồn nước ngầm vốn đã rất ít ỏi, một sản phẩm khoa học tiên tiến tên là “lưới bắt mây” có thể cho phép người dân sống ở các khu vực hạn hán, khai thác hàng ngàn lít nước mỗi ngày từ… sương mù!

Một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế cũng như đời sống của người dân, ở các hoang mạc hay bất kỳ một khu vực khô hạn nào chính là nguồn nước.

Thật vậy, việc thiếu nước gây rất nhiều khó khăn cho cư dân ở những khu vực hạn hán. Chỉ tính riêng châu Phi, mỗi năm những người phụ nữ phải mất tổng cộng 40 tỷ giờ chỉ để lấy nước sinh hoạt cho gia đình, ở những nguồn cấp nước cách xa hàng cây số.

Đứng trước vấn nạn này, một tổ chức phi lợi nhuận có tên “German Water Foundation” đã tiến hành thử nghiệm một giải pháp công nghệ tiên tiến, có thể thể thay đổi cuộc sống của những người dân này mãi mãi!

Chiếc lưới đặc biệt giúp “câu” nước từ không khí để giải quyết nạn hạn hán
Chiếc lưới đặc biệt có thể “câu” nước trực tiếp từ bầu khí quyển.

Giải pháp được nhắc đến ở đây chính là “Cloudfisher” - một chiếc lưới đặc biệt có thể “câu” nước trực tiếp từ bầu khí quyển. Cụ thể, để sử dụng, người ta sẽ tiến hành dựng các tấm lưới này thành một bức tường thẳng đứng. Vào buổi ban mai, những mắt lưới sẽ chính là công cụ “bắt giữ” nước từ sướng mù; các giọt nước tích tụ tại hàng ngàn mắt lưới sau khi đủ lớn sẽ chảy xuống một rãnh hứng nước ở bên dưới và được phân bổ đi khắp các hệ thống ống dẫn để đến với người dân.

Để hiểu rõ hơn về tính hiệu quả của biện pháp tiên tiến này, hãy cùng đến thăm núi Anti-Atlas ở Ma Rốc. Đây chính là nơi có sự hiện diện của dự án “khai thác sương mù” lớn nhất thế giới, bằng chính sản phẩm lưới Cloudfisher. Được biết, hệ thống này đã giúp thu thập được đến hơn 6000 lít nước mỗi ngày từ sương mù, để cung cấp cho những ngôi làng, luôn trong tình trạng khan nước, ở khu vực lân cận.

Với các hệ thống lưới lớn hơn và có thiết kế hoàn thiện hơn sẽ sớm được tổ chức “German Water Foundation” triển khai trong tương lai, để có thể mang thêm nước sạch đến các khu vực khô hạn khác trên Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Amphibio - một ý tưởng

Amphibio - một ý tưởng "mang nhân tạo" giúp ta sống dưới nước như người cá

Nếu một mai tình trạng nóng lên toàn cầu gây lũ lụt, nhấm chìm tại hầu hết các khu đô thị ven biển trên thế giới thì chúng ta sẽ đối phó bằng cách nào?

Đăng ngày: 15/08/2018
Cỗ máy này sẽ khiến các bartender thất nghiệp trong tương lai?

Cỗ máy này sẽ khiến các bartender thất nghiệp trong tương lai?

So với con người, robot này có rất nhiều ưu điểm vượt trội để vào vai một bartender.

Đăng ngày: 14/08/2018
Robot nặng 1,5 gam “chấp” mọi kiểu địa hình nhờ bắt chước loài gián

Robot nặng 1,5 gam “chấp” mọi kiểu địa hình nhờ bắt chước loài gián

Bằng cách bắt chước loài gián, nhóm nghiên cứu của trường đại học Havard đã tạo ra một chú robot nặng 1,5 gam có thể di chuyển trên mọi địa hình.

Đăng ngày: 14/08/2018
Thành phố bền vững và xanh 100% đầu tiên trên thế giới

Thành phố bền vững và xanh 100% đầu tiên trên thế giới

Thành phố Babcock Ranch ở bang Florida được xem là một trong những thành phố bền vững và thân thiện với môi trường bậc nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 14/08/2018
Áo chống đạn sẽ được làm bằng tơ nhện

Áo chống đạn sẽ được làm bằng tơ nhện

Các nhà hóa học Mỹ từ Phòng thí nghiệm nghiên cứu của Không quân và Đại học Purdue đã báo cáo về phát minh quân sự mới của họ. Đó là chiếc áo chống đạn trên cơ sở tơ nhện.

Đăng ngày: 13/08/2018
Nga lên kế hoạch hồi sinh siêu tên lửa Energia thời Liên Xô

Nga lên kế hoạch hồi sinh siêu tên lửa Energia thời Liên Xô

Ngày 15 tháng 11 năm 1988, tàu con thoi không người lái Buran của Liên Xô bay lên trời cao, gia nhập hệ thống tàu con thoi không gian của NASA.

Đăng ngày: 12/08/2018
Đây có thể là phương pháp chôn cất mới trong tương lai

Đây có thể là phương pháp chôn cất mới trong tương lai

Thông thường, khi một người qua đời, thì một là chôn cất theo kiểu truyền thống (địa táng), và hai là đem đi hỏa thiêu (hỏa táng).

Đăng ngày: 11/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News