Chiếc mặt nạ vàng mở ra nhiều câu hỏi về một triều đại ở Trung Quốc
Các nhà khảo cổ học ở miền Trung Trung Quốc đã khai quật được một chiếc mặt nạ bằng vàng có niên đại ít nhất 3.000 năm, từ đó mở ra nhiều câu hỏi về triều đại nhà Thương.
Đây là chiếc mặt nạ đầu tiên thuộc loại này được tìm thấy từ triều đại nhà Thương (1600-1046 TCN), theo South China Morning Post.
Cơ quan Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc hôm 16/9 cho biết mặt nạ vàng này được phát hiện trong lăng mộ hoàng gia ở quận Thương Thành, thuộc thành phố Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam).
Chiếc mặt nạ này cũng xuất hiện trước một mặt nạ vàng khác được tìm thấy ở Di chỉ Tam Tinh Đôi vào năm ngoái. Tam Tinh Đôi được cho là trung tâm của vương quốc Thục Hán cổ đại, cùng tồn tại với triều đại nhà Thương.
Đài phát thanh truyền hình Hà Nam dẫn lời ông Gu Wanfa, Giám đốc Viện Nghiên cứu Di tích Văn hóa và Khảo cổ học thành phố Trịnh Châu, cho biết không giống như mặt nạ vàng được khai quật ở Tam Tinh Đôi, mặt nạ ở Thương Thành che toàn bộ khuôn mặt để các linh hồn có thể còn nguyên vẹn.
Mặt nạ vàng được tìm thấy ở quận Thương Thành, tỉnh Hà Nam. (Ảnh: Weibo).
"Đã có một câu nói về bubaijinshen, hoặc một cơ thể bằng vàng bất diệt, từ thời cổ đại ở Trung Quốc. (Mặt nạ vàng này) chứng minh rằng khái niệm đó đã tồn tại từ thời nhà Thương”, ông nói.
Các món đồ bằng vàng khác được tìm thấy trong các ngôi mộ này, trong đó có tiền xu bằng vỏ sò, vũ khí bằng đồng và ngọc bích.
Trước những phát hiện ở Thượng Thành, chỉ có một số đồ vật bằng vàng được phát hiện từ các di chỉ của triều đại nhà Thương.
Nhân dân Nhật báo dẫn lời ông Gu cho biết phát hiện này đã đặt ra những câu hỏi mới, như liệu chiếc mặt nạ được làm tại địa phương hay được trao đổi, và liệu các đồ tạo tác bằng vàng có được phát triển ở miền Trung Trung Quốc trước khi phổ biến về phía tây nam hay không.
Phát hiện này cũng đặt ra câu hỏi về những tác động văn hóa thực sự của chiếc mặt nạ vàng trong triều đại nhà Thương, ông cho hay.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
