Chiếc tai nghe giúp chống sốc nhiệt tại Olympic Tokyo 2020
Chiếc tai nghe có thể theo dõi nhịp tim, nhiệt độ của người đeo và đưa ra cảnh báo nguy cơ sốc nhiệt ở Thế vận hội Tokyo.
Ngoài tình tình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các vận động viên, quan chức và nhân viên tại Olympic Tokyo còn phải đối mặt với một mối đe dọa khác là nhiệt độ.
Để ngăn chặn tình trạng sốc nhiệt, nhân viên tại 14 điểm tổ chức thi đấu sử dụng một chiếc tai nghe đặc biệt để gửi các chỉ số nhịp tim và nhiệt độ cơ thể lên đám mây. Thuật toán được áp dụng để kết hợp dữ liệu cá nhân gửi về với các yếu tố môi trường nhằm đưa ra đánh giá rủi ro sốc nhiệt.
Hệ thống sẽ gửi cảnh báo đến những người có nguy cơ sốc nhiệt cao thông qua ứng dụng di động. Thông báo còn đưa ra các biện pháp phòng ngừa khác như nghỉ ngơi và uống nhiều nước hơn.
Tai nghe theo dõi nhịp tim và nhiệt độ tại Olympic Tokyo. (Ảnh: Reuters).
“Tôi nghĩ giải pháp này thật sự hữu ích vì nó gửi cảnh báo ngay cả khi tôi không nhận ra mình có dấu hiệu của sốc nhiệt”, một nhân viên hướng dẫn 21 tuổi tại sân vận động Quốc gia Nhật Bản cho biết.
Alibaba Cloud, đối tác toàn cầu của Olympic chia sẻ rằng họ đã làm việc với ban tổ chức trong nhiều năm để tạo ra thiết bị này. Selina Yuan, Tổng giám đốc bộ phận Kinh doanh quốc tế tại Alibaba Cloud cho biết biến đổi khí hậu là thách thức lớn với các sự kiện thể thao ngoài trời.
"Chúng tôi cố gắng sử dụng công nghệ điện toán đám mây của mình để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số”, bà Yuan chia sẻ.
Hệ thống điện toán đám mây đã đưa ra các biện pháp giúp cải thiện điều kiện thi đấu như dời một số bộ môn ngoài trời sang thời điểm ít oi bức hơn trong ngày hay đưa cuộc thi chạy marathon đến vùng Hokkaido ở phía bắc mát mẻ hơn. Ngoài ra, nhà tổ chức cũng bổ sung thêm trạm phun sương cho ngựa và trang bị áo làm mát cho trọng tài.
Một nghiên cứu vào năm ngoái của Game Adviser cho thấy Tokyo có nhiệt độ trung bình và lượng mưa cao nhất trong các thành phố đăng cai Thế vận hội từ năm 1984. Tại Thế vận hội Tokyo, một cung thủ người Nga đã ngã gục vì nắng nóng. Các vận động viên bộ môn trượt ván cũng phàn nàn rằng điều kiện thi đấu rất ngột ngạt vào lúc 9 giờ sáng do nhiệt độ hơn 30 độ C và độ ẩm cao.
Các nhà tổ chức Olympic Tokyo 2020 cho biết hệ thống trên như một công cụ hữu ích để cảnh báo và duy trì sức khỏe của nhân viên tham gia sự kiện.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Các nhà khoa học Nhật cấy ghép máy móc vào gián, bắt chúng phải phục vụ con người
Nhóm nghiên cứu cho biết, những con gián cyborg (nửa gián nửa máy) này có thể vận chuyển đổ đạc xung quanh nhà, vẽ mọi thứ trên giấy, .v.v.v

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
