Chiêm ngưỡng cá chép Xiêm khổng lồ bắt ở sông Mê Kông

Đã từng có ghi chép đánh bắt được cá chép Xiêm có chiều dài cơ thể đến 3m, nặng tới 300kg.


Sông Mê Kông có nhiều loài cá khổng lồ, nặng hàng tạ, gồm cá chép Xiêm (còn gọi là cá hô, chép đen) cá tra dầu, đuối, cá vồ cờ… Tuy nhiên, giới cần thủ rất thích thú với việc săn cá chép Xiêm.


Loài cá này có tên khoa học là Catlocarpio siamensis. Người Khmer gọi là cá hô, là loài lớn nhất của họ Cyprinid trên thế giới.


Chúng có mặt ở sông Mê Kông và lưu vực sông Chao Phraya ở Đông Dương. Các con sông trên địa phận Thái Lan có mặt khá nhiều loài chép Xiêm khổng lồ, nên thu hút các cần thủ đến từ khắp thế giới.


Trước đây, chúng có mặt đông đúc ở các khúc sông rộng, sâu, nước quẩn, các vũng nước lớn không chảy xiết.


Ở Thái Lan, chúng còn được tìm thấy trong các hồ lớn hai bên sông. Cá chép Xiêm nhỏ có mặt trong các kênh nhỏ, vùng rừng ngập nước, đầm lầy.


Khi kích thước lớn, chúng tìm ra sông để sống, hoặc ở lại các hồ rộng, nước sâu.


Chúng là loài di chuyển chậm, chủ yếu ăn các loại rau như trái cây và các loại tảo. Chúng hầu như chỉ ăn chay và gần như không bao giờ ăn các động vật sống.


Trong lịch sử đã từng có ghi chép đánh bắt được cá chép Xiêm có chiều dài cơ thể đến 3m, nặng tới 300kg.


Mặc dù vậy, nhiều năm nay, không thấy có thông tin về việc bắt được chép Xiêm lớn ở Campuchia. Con chép Xiêm lớn nhất được ghi chép cẩn thận, là vào nằm 1994, câu được tại Campuchia, trọng lượng 150kg.


Các cần thủ đến từ châu Âu rất mê câu chép Xiêm. Tuy nhiên, nhiều năm nay, họ chỉ câu được những con chép có độ dài tối đa 1,8m, nặng dưới 100kg.


Các cần thủ ở Đông Dương cũng thích thú với việc săn lùng loài cá này. Nhiều câu lạc bộ câu cá đã tổ chức những chuyến đi dài ngày, đến những vùng đất dọc ven sông Mê Kông để câu cá chép Xiêm.


Trong khi các cần thủ ở Đông Dương xả thịt đánh chén như chiến lợi phẩm, hoặc bán vào nhà hàng với giá vài chục triệu đồng/ con chép xiêm nặng vài chục kg, thì các cần thủ phương tây thường chụp ảnh lưu niệm rồi thả chúng về sông hồ.


Nhiều năm nay, số lượng chép Xiêm khổng lồ liên tục suy giảm nghiêm trọng. Sản lượng chép Xiêm đã giảm tới 90% so với 20 năm trước.


Các mối đe dọa chính là mất môi trường sống, do ô nhiễm, đập nước, đặc biệt là việc đánh bắt quá mức.


Ở Campuchia, các dữ liệu khai thác cho thấy, năm 1964 đánh bắt được 200 tấn chép Xiêm, thì đến năm 1980, chỉ có khoảng 50 con cá Xiêm khổng lồ bị bắt, vào năm 2000, chỉ bắt được 10 con trên toàn hệ thống sông Mê Kông chảy qua Campuchia.


Chính vì thế, cá chép Xiêm khổng lồ đã được liệt kê là Cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ của IUCN. Loài này được ghi nhận đã hoàn toàn tuyệt chủng tại sông Chao Phraya.


Nó là một loài di chuyển chậm chủ yếu ăn các loại rau như trái cây và các loại tảo. Chúng hầu như chỉ ăn chay và gần như không bao giờ ăn các động vật sống.


Hiện nay, cá chép Xiêm chỉ còn nhiều ở Thái Lan, do chính quyền quản lý tốt việc đánh bắt có giới hạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Cách phân biệt rắn cạp nong và rắn cạp nia

Cách phân biệt rắn cạp nong và rắn cạp nia

Ở Việt Nam có rất nhiều rắn độc và cực độc, điển hình là hai "anh em" rắn cạp nong - cạp nia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News