Chiêm ngưỡng đôi dép bằng vàng của vua Tutankhamun

Không chỉ làm bằng vật liệu quý như da và vàng, những đôi dép trong mộ vua Tutankhamun còn được thiết kế để giúp ông đi lại dễ dàng hơn.

Lăng mộ số KV62 của vua Tutankhamun, một trong những phát hiện thú vị nhất của các nhà Ai Cập học, thu hút nhiều sự chú ý trên khắp thế giới vào thập niên 1920. Trong khi mặt nạ bằng vàng của vua Tutankhamun trở thành biểu tượng của Ai Cập cổ đại, mãi tới năm 2007, giới chuyên gia mới tiến hành nghiên cứu sâu về những đôi dép của ông, theo Ancient Origins.

Chiêm ngưỡng đôi dép bằng vàng của vua Tutankhamun
Một đôi dép có quai và chụp ngón chân bằng vàng trong mộ vua Tut. (Ảnh: Mary Harrsch)

Tuy số lượng dép chưa được xác định, ít nhất 80 mẫu vật được phát hiện trong ngôi mộ nguyên vẹn của vua Tut, nhằm đồng hành với ông sang thế giới bên kia. Một số đôi dép còn nguyên vẹn trong khi số khác chỉ còn sót lại những mẩu quai nhỏ. Đôi dép được bảo quản tốt nhất là dép sandal bằng vàng ở bàn chân xác ướp của vua Tutankhamun.

Andre Veldmeijer, nhà khảo cổ học người Hà Lan, tiến hành nghiên cứu 81 mẫu vật lưu trữ ở Bảo tàng Luxor và Bảo tàng Ai Cập tại Cairo. Tất cả đều là dép mai táng trong mộ vua Tutankhamun, bao gồm dép khâu và đính hạt làm từ vàng, vỏ cây bạch dương, sợi thực vật, đá quý, da và vàng.

Xét nghiệm ADN và ảnh chụp CT xác ướp hé lộ vua Tutankhamun có thể mắc khuyết tật bẩm sinh do kết hôn cận huyết, bao gồm chân khoèo và biến dạng ở bàn chân, khiến ông đi tập tễnh và cần dùng gậy chống. Trong bộ sưu tập dép phát hiện trong mộ, 3 đôi có quai ngang giúp hỗ trợ đi lại.

Nhóm nghiên cứu còn bất ngờ hơn khi thấy hình minh họa kẻ thù ở nhiều đôi dép của vua Tutankhamun. Dù các chuyên gia không biết chắc những đôi dép sandal này dùng để đi hay mang tính biểu tượng. Phần lót của một đôi sandal có hình tù nhân châu Phi ở một bên và tù nhân châu Á ở bên còn lại, đại diện cho kẻ thù của vua Tutankhamun. Thiết kế này ngụ ý mỗi lần pharaoh cất bước, ông đang giẫm đạp lên kẻ thù.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát lộ

Phát lộ "kho báu mộ chum" tại di tích Giồng Cá Vồ

Ngày 25/8, Viện Khảo cổ học phát đi thông báo kết quả khai quật di tích khảo cổ quốc gia Giồng Cá Vồ.

Đăng ngày: 29/08/2022
Khai quật tượng quái vật đồng 4.500 năm tuổi ở di chỉ Tam Tinh Đôi

Khai quật tượng quái vật đồng 4.500 năm tuổi ở di chỉ Tam Tinh Đôi

Các nhà khảo cổ học khai quật tượng quái vật bằng đồng lớn, một trong những báu vật có giá trị cao, ở di chỉ Tam Tinh Đôi, trong hố mai táng tại tỉnh Tứ Xuyên.

Đăng ngày: 29/08/2022
Hải ly bán thủy sinh đã sống ở Montana 30 triệu năm trước

Hải ly bán thủy sinh đã sống ở Montana 30 triệu năm trước

Loài hải ly mới được xác định - Microtheriomys actiulaquaticus, đại diện cho loài gặm nhấm bán thủy sinh lâu đời nhất ở Bắc Mỹ và là loài hải ly lưỡng cư lâu đời nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/08/2022
Phát hiện bộ xương khủng long Sauropod hiếm thấy ở Bồ Đào Nha

Phát hiện bộ xương khủng long Sauropod hiếm thấy ở Bồ Đào Nha

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện bộ xương của loài khủng long sauropod ở Bồ Đào Nha. Đây có thể là hài cốt loài khủng long lớn nhất từng được tìm thấy ở châu Âu.

Đăng ngày: 29/08/2022
Phát hiện

Phát hiện "thành phố mất tích" sâu 700m dưới lòng đại dương

Nằm ở phía Tây của rặng núi nằm sâu giữa Đại Tây Dương, có một đỉnh núi mà ở gần đó là một cảnh tượng của những ngọn tháp lởm chởm nhô lên giữa một vùng tăm tối.

Đăng ngày: 27/08/2022
Lời giải đáp của Iraq cho các kim tự tháp cổ đại

Lời giải đáp của Iraq cho các kim tự tháp cổ đại

Ai Cập có Kim tự tháp Giza, và Iraq có Ziggurat of Ur - một thành tựu kỹ thuật được bảo tồn cực kỳ tốt, vượt qua những tàn tích của một thành phố cổ đại quan trọng.

Đăng ngày: 26/08/2022
Tìm thấy hóa thạch thương long thống trị đại dương cổ đại

Tìm thấy hóa thạch thương long thống trị đại dương cổ đại

Loài thương long mới phát hiện có bộ hàm và răng giống cá voi sát thủ với cơ thể dài tới 9 m, sống ở các vùng biển cuối kỷ Phấn Trắng.

Đăng ngày: 26/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News