Chiêm ngưỡng hàng tỷ con đóm đóm thắp sáng cả một khu rừng
Một nhiếp ảnh gia đã chụp được những bức ảnh và video rực rỡ, cho thấy hàng tỷ con đom đóm nhấp nháy đồng bộ thắp sáng một khu bảo tồn động vật hoang dã ở Ấn Độ.
Sriram Murali, một nhiếp ảnh gia và kỹ sư phần mềm, một chuyên gia về ô nhiễm ánh sáng và đom đóm đã đến thăm Khu bảo tồn hổ Anamalai (ATR) ở quận Tiruppur, Tamil Nadu, Ấn Độ cùng với nhân viên bảo vệ rừng vào tháng 4/2022 để quan sát sự hàng ngàn con đom đóm nhấp nháy đồng bộ.
Khoảnh khắc hàng tỷ con đom đóm phối hợp với nhau chớp nhoáng khắp khu rừng rộng lớn.
“Thế giới thực vật Pandora trong Avatar có thể là hư cấu nhưng hiện tượng này là có thật trong Khu bảo tồn hổ Anamalai (ATR. Vào mùa hè hàng năm, hàng ngàn con đom đóm đồng loạt nhấp nháy vào ban đêm biến khu bảo tồn rừng nguyên sinh này thành một thảm xanh”.
Murali đã chộp được khoảnh khắc hàng tỷ con đom đóm phối hợp với nhau chớp nhoáng khắp khu rừng rộng lớn. Anh ấy đã sử dụng kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng lâu để phần nào mô phỏng số lượng lớn đom đóm.
Có hơn 2.000 loài đom đóm trên khắp thế giới nhưng chỉ một số nhỏ trong số chúng có thể đồng bộ hóa quá trình nhấp nháy.
Đom đóm có cơ quan phát sáng bên dưới thân, lấy oxy và sau đó sử dụng các tế bào đặc biệt để kết hợp nguyên tố này với hợp chất phát sáng gọi là luciferin, nhằm tạo ra ánh sáng đặc trưng. Cách tạo ra ánh sáng này được cho hiệu quả 100% mà không tạo ra chất thải.
Những ánh chớp là ánh sáng được đom đóm đực sử dụng như một tín hiệu giao phối để thu hút con cái.
Những con trưởng thành chỉ sống được vài tuần và ăn mật hoa và phấn hoa. Thiếu ánh sáng, du lịch ban đêm, các công trình xây dựng, nơi cư trú và sự di chuyển của phương tiện là những cơ sở để duy trì những đàn đom đóm lớn.
Hành vi đồng bộ ánh sáng đã được các nhà khoa học tại ATR chú ý lần đầu tiên vào năm 1999 và năm 2012. Các nhà khoa học xác định rằng, đom đóm thuộc giống Abscondita nhưng có thể là một loài mới. Nhóm nghiên cứu cho biết, cần phải nghiên cứu chi tiết và giải trình tự DNA để xác định đúng loài.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được
Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.
