Chiêm ngưỡng hiện tượng sét trong núi lửa cực hiếm
Mới đây, một nhà quay phim người Đức đã ghi lại được hiện tượng sét trong ngọn núi lửa Sakurajima ở Kagosima, Nhật Bản, khi ngọn núi này phun trào.
>> Các loại sét dị hình kỳ lạ nhất của tự nhiên
Hiện tượng sét trong núi lửa
Báo Lao Động cho biết, Nhà quay phim người Đức Marc Szeglat đã ghi lại hiện tượng đáng sợ khi ngọn núi lửa Sakurajima ở Kagoshima, Nhật Bản phun trào.
Các nhà khoa học chưa thể giải thích được vì sao sét lại xuất hiện khi núi lửa phun trào. Họ cho rằng những phân tử tro được sạc điện phụt ra trong quá trình núi lửa hoạt động đã phản ứng với không khí để tạo ra những tia sáng trắng như thế.
"Những dòng dung nham là mối nguy hiểm lớn nhất từ các ngọn núi lửa. Tôi cảm thấy khá sợ hãi khi nó xảy ra ngay trước mặt tôi nhưng đó thực sự là chuyến phiêu lưu đáng nhớ", Szeglat chia sẻ.
Hiện tượng đáng sợ xảy ra khi núi lửa Sakurajima tại Nhật đang phun trào. (Ảnh Barcroft Media)
Trước đó, nhiếp ảnh gia người Đức Martin Rietze cũng đã ghi lại được hiện tượng tương tự. Hình ảnh khoảnh khắc tuyệt đẹp khi sét xuất hiện ngay bên trong đám tro bụi đen ngòm phun ra từ miệng núi lửa Sinabung ở Indonesia đã thể hiện được vẻ đẹp mê hoặc và sức mạnh đáng sợ của thiên nhiên.
Núi lửa Sinabung với chiều cao 2.457 m nằm trên đảo Sumatra của Indonesia. Nó bắt đầu hoạt động trở lại kể từ tháng 9/2013, sau khi "ngủ yên" trong 400 năm.
Sét là hiện tượng tuyệt đẹp của thiên nhiên, nó làm nóng không khí xung quanh lên khoảng 27.760 độ C, nóng hơn gấp 5 lần so với nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời. Sét không chỉ xuất hiện trong các cơn giông, một hiện tượng khí tượng gồm bão, mưa to, sấm sét, gió mạnh. Hiện tượng phóng điện trong khí quyển còn có thể xảy ra trong các cơn bão, lốc xoáy, núi lửa phun trào, thậm chí cả bão bụi và bão tuyết.
Hiện tượng cực hiếm này do nhiếp ảnh gia Martin Rietze ghi lại. (Ảnh Caters News)
Theo ước tính của các nhà khoa học, sét xuất hiện trên Trái Đất khoảng 100 lần mỗi giây, 70% trong số này xảy ra ở vùng nhiệt đới. Các loại tia sét bao gồm sét đánh từ mây xuống đất, sét từ đất lên mây (luồng điện tử di chuyển giữa mặt đất và đám mây phía trên).
Loại sét thường gặp nhất là sét mây và mây, hiện tượng trao đổi điện tử giữa các đám mây với nhau mà không phải đi xuống đất. Ngoài ra còn có các loại khác như sét dị hình, sét hòn, sét thượng tầng khí quyển, sét dương, sét tên lửa, sét khô...

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.
