Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!

Bảy hành tinh gồm sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và Mặt trăng sẽ cùng 'trình diễn' trên bầu trời từ ngày 17 đến 27-6. Nếu bỏ lỡ dịp này, bạn sẽ phải đợi đến năm 2040.

Theo National Geographic, "dạ hội" cực hiếm này có sự xuất hiện của 5 hành tinh mà con người dễ dàng phát hiện bằng mắt thường gồm sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ hai hành tinh mờ hơn là sao Thiên Vương và sao Hải Vương.

Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!
Mặt trăng tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời Chile, gần đó là sao Kim và sao Mộc - (Ảnh chụp màn hình National Geographic)

Trong sự kiện này, sao Kim sẽ sáng rực rỡ nhất, còn sao Thủy mờ nhất. Trong khi đó sao Thiên Vương và sao Hải Vương khá mờ, vì vậy bạn sẽ cần ống nhòm để nhìn thấy chúng.

Các góc nhìn đẹp nhất sẽ tập trung xung quanh vùng nhiệt đới và Nam bán cầu, nơi các hành tinh sẽ bay lên cao hơn trên bầu trời sớm mai.

Tuy nhiên, dù bạn đang ở đâu, tốt nhất hãy tìm một khu vực mà tầm nhìn không bị cản trở về đường chân trời phía đông khoảng 30 phút đến 1 giờ trước khi mặt trời mọc ở địa phương.

Để tìm thấy các hành tinh, người xem chỉ cần nhìn vào Mặt trăng lưỡi liềm sáng. Bắt đầu từ ngày 17-6, khi Mặt trăng xuất hiện gần sao Thổ, nó sẽ đóng vai trò là kim chỉ nam.

Những ngày quan sát thú vị là 18-6, khi Mặt trăng ở gần sao Thổ nhất, và ngày 20-6, khi Mặt trăng kết đôi với sao Hải Vương.

Ngày 21-6, người xem sẽ nhìn thấy Mặt trăng kết hợp với sao Mộc và ngày 22-6 sẽ có cuộc gặp giữa Mặt trăng với sao Hỏa.

Đến ngày 24-6, Mặt trăng sẽ kết đôi với sao Thiên Vương. Những người quan sát bầu trời tinh tường cũng sẽ nhận thấy rằng nó sẽ xuất hiện chính xác ở giữa sao Kim và sao Hỏa.

Vào ngày 26-6, Mặt trăng sẽ có cuộc "chạm trán" gần khá bắt mắt với sao Kim - hành tinh sáng nhất trên bầu trời. Cuối cùng, Mặt trăng sẽ kết thúc chuyến thăm của nó với sao Thủy vào ngày 27-6.

Bức tranh toàn cảnh sẽ đặc biệt ấn tượng vì các hành tinh sẽ xuất hiện tụm lại gần nhau. Và nếu bỏ lỡ cảnh tượng này, bạn sẽ phải đợi đến năm 2040 để chứng kiến nó lần nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải mã tiểu hành tinh

Giải mã tiểu hành tinh "xanh nhất" Hệ Mặt trời

Tiểu hành tinh Phaethon có màu xanh lam đặc biệt nhiều khả năng do bay đến quá gần Mặt Trời và bị nung nóng ở mức nhiệt 800 độ C.

Đăng ngày: 18/06/2022
Trung Quốc xác nhận có nước trên Mặt trăng

Trung Quốc xác nhận có nước trên Mặt trăng

Qua xác nhận qua thử nghiệm trên Trái đất, các nhà khoa học Trung Quốc báo cáo có các dấu hiệu cho thấy nước tồn tại trong những hòn đá do tàu đổ bộ Chang’e 5 thu lượm trên Mặt trăng.

Đăng ngày: 17/06/2022
Đi sau 2 năm, Trung Quốc đang vượt mặt Mỹ về khả năng thu thập năng lượng Mặt trời ngoài không gian

Đi sau 2 năm, Trung Quốc đang vượt mặt Mỹ về khả năng thu thập năng lượng Mặt trời ngoài không gian

Nếu thành công, các trạm năng lượng Mặt trời ngoài không gian có thể hoạt động liên tục bất kể ngày đêm hay điều kiện thời tiết.

Đăng ngày: 17/06/2022
Sao chổi gần Mặt trời bị

Sao chổi gần Mặt trời bị "thiêu cháy rụi"

Bức xạ mạnh từ Mặt trời có thể khiến sao chổi 323P/SOHO phân rã và phát triển thêm một chiếc đuôi bụi dài.

Đăng ngày: 17/06/2022
Phát hiện hố đen

Phát hiện hố đen "lớn" nhanh nhất trong 9 tỷ năm

Các nhà khoa học Australia phát hiện một hố đen siêu lớn có khối lượng bằng 3 tỷ Mặt Trời. Họ tin rằng đây là hố đen phát triển nhanh nhất trong 9 tỷ năm qua.

Đăng ngày: 16/06/2022
NASA mất hai vệ tinh do đối tác phóng tên lửa thất bại

NASA mất hai vệ tinh do đối tác phóng tên lửa thất bại

Sự cố trên tầng đẩy thứ hai của tên lửa khiến Astra không thể đưa hai vệ tinh giám sát bão của NASA lên quỹ đạo vào hôm 12/6.

Đăng ngày: 15/06/2022
Vũ trụ có trung tâm hay không?

Vũ trụ có trung tâm hay không?

Không như những gì chúng ta thường nghe trong các phim khoa học viễn tưởng, vũ trụ thực ra không hề có trung tâm.

Đăng ngày: 15/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News