Chiến thuật sinh tồn tuyệt vời của loài bọ sống tại một trong những sa mạc khô nhất thế giới

Ở nơi lượng mưa chỉ khoảng 14mm/năm, loài bọ này đã tiến hóa để sở hữu một kỹ năng sinh tồn hết sức ấn tượng.

Stenocara gracilipes là một loài bọ cánh cứng độc đáo, sinh trưởng trong sa mạc khô cằn nhất thế giới – Namib.

Namib: Địa ngục của sự sống

Namib là một sa mạc ven biển thuộc miền Nam của Lục Địa Đen. Trong ngôn ngữ Khoekhoegowab địa phương, nó có nghĩa là "vùng đất rộng lớn".

Chiến thuật sinh tồn tuyệt vời của loài bọ sống tại một trong những sa mạc khô nhất thế giới
Namib là một sa mạc ven biển thuộc miền Nam của Lục Địa Đen.

Đúng như cái tên, Namib trải dài hơn 2000km, dọc theo bờ biển phía Tây của Đại Tây Dương, kéo từ Angola, Namibia qua Nam Phi. Tổng diện tích của nó rơi vào khoảng 81.000km2.

Cái đáng sợ nhất ở Namib là sức nóng cực cao và lượng mưa cực thấp. Tại những vùng hiếm mưa nhất, lượng mưa còn chỉ có 2mm/năm. Tính trung bình, lượng mưa ở Namib chỉ rơi vào tầm 14mm/năm.

Về nhiệt độ thì đích thực là thử thách cực hạn. Ban ngày, sức nóng có thể vượt quá 45oC, trong khi ban đêm thì tụt xuống rất thấp, có khi đến âm độ.

Sương mù - món quà của tạo hóa

Như thể đề bù đắp cho lượng mưa ít đến "có cũng như không", thiên nhiên Namib tặng thế giới hoang dã sương mù dày đặc. Chúng là "đứa con" được sinh ra bởi sự kết hợp giữa dòng hải lưu Benguela lạnh lẽo và vòng hoàn lưu không khí ấm nóng Hadley.

Chiến thuật sinh tồn tuyệt vời của loài bọ sống tại một trong những sa mạc khô nhất thế giới
Sương mù thường xuyên xuất hiện ở Namib, mang tới sức sống cho vạn vật.

Có đến khoảng 180 ngày/năm tại Namib là sương mù dày đặc. Chúng bao phủ hầu hết diện tích sa mạc, nhưng càng cách xa bờ biển thì càng loãng hơn.

Với động vật hoang dã Namib, từ các loài giáp xác, chân đốt cổ xưa như hóa thạch sống cho đến các quần thể voi, ngựa vằn, sư tử... lượng sương mù ấn tượng này đều là khởi nguồn của sự sống. Nhờ có chúng, cây cối mới sống sót nổi và trở thành nền tảng cho sự đa dạng.

Chiến thuật sinh tồn tuyệt vời của loài bọ sống tại một trong những sa mạc khô nhất thế giới
Nhờ biển mà mọi chuyện trở nên dễ thở hơn tại Namib.

Và mặc dù bên trong đất liền nóng điên cuồng cùng lạnh thấu xương, khí hậu rìa biển của Namib lại khá lý tưởng, chỉ dao động trong khoảng 9-20oC.

Stenocara gracilipes: Cao thủ bắt sương mù

Sống trong sa mạc Namib cũng có nghĩa là phải đối mặt với điều kiện sinh trưởng khắc nghiệt nhất hành tinh. Sương mù dẫu lởn vởn, nhưng không đời nào lại tự gom thành vũng.

Với thảm thực vật ven biển, chuyện bắt sương mù dễ như trở bàn tay. Cây cối chỉ việc vươn lá ra là sương mù tự bám vào, tập hợp thành giọt. Nhưng càng vào sâu trong đất liền, thực vật càng hiếm, chỉ đụn cát là nhiều.

Chiến thuật sinh tồn tuyệt vời của loài bọ sống tại một trong những sa mạc khô nhất thế giới
Bọ cánh cứng Stenocara gracilipes.

Nhà bọ cánh cứng Stenocara gracilipes chủ yếu sống trong những vùng khô nóng, cách xa bờ biển nhiều cây và cỏ. Cứ mỗi buổi sáng, khi sương mù bắt đầu tràn vào, chúng lại trèo lên đỉnh đụn cát, chuẩn bị sẵn sàng cho công cuộc "bẫy" sương mù.

Thường thì cánh của nhà bọ cánh cứng khá trơn mượt, nhưng riêng cặp cánh của Stenocara gracilipes lại hết sức sần sùi. Sau khi bò lên đỉnh đụn cát, chúng cúi thấp đầu xuống, ngổng cao phần đuôi, tạo ra một góc 45 độ so với mặt đất.

Gió mang theo sương mù quét qua vạn vật, không quên thổi cả vào những con Stenocara gracilipes đang "chổng mông lên trời". Gặp phải chướng ngại vật, đám hạt sương bé xíu bị giữ lại.

Bề mặt sần sùi của cánh Stenocara gracilipes chính là chìa khóa bắt sương mù. Chúng vừa ngăn gió khỏi cuốn các hạt sương vừa bám vào đi, vừa tạo điều kiện cho các hạt sương khác tiếp tục "dính bẫy".

Chiến thuật sinh tồn tuyệt vời của loài bọ sống tại một trong những sa mạc khô nhất thế giới
Để gom được một giọt nước thì bọ Stenocara gracilipes cũng phải "chổng mông" cả hàng tiếng.

Dần dà, những hạt sương li ti bắt đầu tích tụ, cuối cùng đủ lớn để tạo thành một giọt nước. Những cái rãnh trên cánh của con Stenocara gracilipes đang cúi đầu dẫn giọt nước ấy chảy xuống, đến đúng cái miệng khát khô.

Tất nhiên là để "gom" được một giọt nước có đường kính khoảng 5mm này, Stenocara gracilipes sẽ phải "chổng mông" cả hàng tiếng. Nhưng đúng như câu "Kiên nhẫn là mẹ của thành công", sự khó nhọc của chúng cuối cùng cũng được đền đáp.

Với giọt nước cực lắm mới thu được, Stenocara gracilipes thỏa mãn cơn khát, sảng khoái bắt đầu một ngày mới, mạnh mẽ chống chọi lại cái nóng kinh hồn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cảnh tượng như tận thế ở Mỹ khi hàng triệu con bọ “xâm chiếm” thành phố!

Cảnh tượng như tận thế ở Mỹ khi hàng triệu con bọ “xâm chiếm” thành phố!

Người dân bang California (Mỹ) mới đây đã được một phen hú vía khi các khu đô thị bị “xâm chiếm” bởi hàng triệu con bọ Uyên Ương đổ về trong mùa giao phối

Đăng ngày: 14/05/2019
Phát hiện virus khổng lồ bên dưới thành phố Ấn Độ, biết chép gene của vật chủ

Phát hiện virus khổng lồ bên dưới thành phố Ấn Độ, biết chép gene của vật chủ

Hơn 20 loại virus khổng lồ mới được phát hiện bên dưới cống và nơi trữ nước ở thành phố Mumbai, Ấn Độ với khả năng sao chép và cấy gene vào vật chủ.

Đăng ngày: 14/05/2019
Vi khuẩn biến đổi gene có thể tạo ra loại tơ nhện siêu bền cho việc chế tạo trang phục không gian

Vi khuẩn biến đổi gene có thể tạo ra loại tơ nhện siêu bền cho việc chế tạo trang phục không gian

Các nhà khoa học đã tìm ra cách thức biến đổi gene vi khuẩn để tạo ra một loại tơ nhện siêu mạnh mẽ.

Đăng ngày: 13/05/2019
Vì sao một số loài côn trùng có thể đi trên mặt nước?

Vì sao một số loài côn trùng có thể đi trên mặt nước?

Sức căng của bề mặt nước và trọng lượng nhỏ của côn trùng cho phép chúng đi trên nước mà không bị chìm.

Đăng ngày: 12/05/2019
Phát hiện ra cây 2.624 năm tuổi siêu hiếm trên Trái đất

Phát hiện ra cây 2.624 năm tuổi siêu hiếm trên Trái đất

Các nhà khoa học nghiên cứu ở vùng đầm lầy Bắc Carolina, Mỹ, đã phát hiện ra một cây bách hói (Taxodium distichum) ít nhất 2.624 tuổi.

Đăng ngày: 11/05/2019
Biến đổi khí hậu làm phát triển các bệnh ở cây chuối

Biến đổi khí hậu làm phát triển các bệnh ở cây chuối

Theo các nhà khoa học Anh, biến đổi khí hậu dẫn đến phát triển các loại bệnh ở cây chuối, đặc biệt bệnh sigatoka đen phát triển mạnh vào những tháng mùa mưa và ảnh hưởng tới năng suất chuối.

Đăng ngày: 10/05/2019
Người dân Quảng Nam phát hiện nấm chò “khủng” nặng gần 70kg

Người dân Quảng Nam phát hiện nấm chò “khủng” nặng gần 70kg

Trong lúc vào rừng tìm nấm, một nhóm người dân ở Quảng Nam đã phát hiện và hái được một nấm chò “khủng” với cân nặng gần 70kg.

Đăng ngày: 08/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News