Chim cánh cụt hoàng đế cũng sắp bị tuyệt chủng

Quần thể lớn thứ hai của chim cánh cụt hoàng đế đang dần biến mất khi đã ba năm liên tiếp không nuôi lớn được con chim cánh cụt con nào.

Quần thể này sinh sống ở vùng biển Weddell của Nam Cực, phần biển phía nam Đại Dương.

Chim cánh cụt hoàng đế cũng sắp bị tuyệt chủng
Quần thể chim cánh cụt hoàng đế ở vùng biển Weddell của Nam Cực bị ảnh hưởng - (Ảnh: CNN).

Theo Khảo sát về Nam Cực của Anh quốc (BAS), vào năm 2017 và 2018 những trận bão lớn xảy ra liên tục cướp đi mạng sống của hàng loạt chim cánh cụt con của vùng này, đài CNN đưa tin.

Nghiên cứu BAS, xuất bản vào ngày 23/5, cho biết trong 60 năm qua, phần băng trên biển đã khá ổn định nên có từ 14.000 - 25.000 chim cánh cụt con được sinh ra mỗi năm tính cho đến gần đây, chiếm 5-9% tổng số cá thể chim cánh cụt hoàng đế trên thế giới. 

Nhưng trong 3 năm vừa qua, quần thể chim cánh cụt đã giảm nhanh chóng và bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chim cánh cụt hoàng đế cần phần băng ổn định để sinh nở, và phần băng này cần ổn định từ tháng 4 đến tháng 12 hằng năm - khoảng thời gian tính từ lúc chim cánh cụt đến để sinh nở cho đến khi chim cánh cụt con rời đi.

Chim cánh cụt hoàng đế cũng sắp bị tuyệt chủng
Phần đông chim cánh cụt con bị mất mạng trong những trận bão liên tiếp thời gian gần đây - (Ảnh: LIVE SCIENCE).

"Không thể khẳng định được rằng sự thay đổi về chất lượng băng ở vùng này bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu, nhưng hiện tượng mất khả năng sinh nở là chưa từng thấy ở vùng này" - đồng tác giả nghiên cứu, ông Phil Trathan, chuyên gia về chim cánh cụt, khẳng định.

"Với mức độ bất ổn của hệ sinh thái, nghiên cứu cho thấy rằng số lượng cá thể chim cánh cụt hoàng đế đang giảm đi nhanh chóng, khoảng 50 - 70% cho đến cuối thế kỷ này" - ông nói thêm.

Mặt khác, khi nghiên cứu các quần thể khác trong vùng, các nhà khoa học phát hiện quần thể chim cánh cụt ở vùng biển Dawson Lambton, phía nam biển Weddell, số cá thể lại tăng gần gấp 10 lần, từ 2.000 lên đến 15.000 cặp chim cánh cụt.

Điều này cho thấy nhiều chim cánh cụt hoàng đế ở vùng biển Weddell đã di cư đến vùng này để có điều kiện sinh nở tốt hơn khi môi trường sống của chúng thay đổi.

"Khi chim cánh cụt hoàng đế đối mặt với điều kiện sống không tốt, chúng sẽ di cư đến vùng khác thay vì chịu đựng ở môi trường sống cũ" - ông Peter Fretwell, đồng tác giả của nghiên cứu, khẳng định.

Theo ông, một vấn đề đáng lo ngại khác là các nhà khoa học trước đây đã lầm tưởng rằng vùng biển này sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu do nhiệt độ vùng này thấp hơn rất nhiều.

Chim cánh cụt hoàng đế cũng sắp bị tuyệt chủng
Chim cánh cụt cần phần băng ổn định từ tháng 4 đến tháng 12 hằng năm để sinh nở - (Ảnh: TIMES).

"Chính vì vậy mà chúng tôi đã lầm tưởng rằng chim cánh cụt hoàng đế sẽ an toàn ở đây, nhưng không phải như vậy" - ông Fretwell nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy gấu trúc bạch tạng hoang dã đầu tiên trên thế giới

Tìm thấy gấu trúc bạch tạng hoang dã đầu tiên trên thế giới

Con gấu trúc có cả bộ lông màu trắng được tìm thấy ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọa Long, tại tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc.

Đăng ngày: 27/05/2019
Vì sao sư tử lại thích săn nhím dù chúng có thể bị đau hoặc chết vì lông nhím?

Vì sao sư tử lại thích săn nhím dù chúng có thể bị đau hoặc chết vì lông nhím?

Trong rất nhiều cuộc chiến giữa sư tử và nhím, hầu như sư tử là loài thua cuộc và phải hứng chịu nhiều vết đâm từ gai nhọn nhất. Điều thú vị là bất chấp bị thương nhưng sư tử vẫn thích tấn công nhím. Tại sao lại như vậy?

Đăng ngày: 26/05/2019
Hàn Quốc

Hàn Quốc "hồi sinh" loài chim tuyệt chủng 40 năm

Nhờ các chương trình nuôi nhốt nhân giống, cò quăm mào đang dần hồi sinh và được thả trở lại tự nhiên ở Hàn Quốc sau 4 thập kỷ.

Đăng ngày: 24/05/2019
Giới khoa học bất ngờ khi thấy tinh tinh ăn thịt rùa

Giới khoa học bất ngờ khi thấy tinh tinh ăn thịt rùa

Trong sự ngỡ ngàng của các nhà khoa học, những con tinh tinh vốn chỉ ăn quả dại và lá cây cùng nhau xé xác con rùa rồi ăn ngon lành.

Đăng ngày: 24/05/2019
Bức hình cho thấy bộ mặt đáng sợ ít người biết về loài sóc hiền lành

Bức hình cho thấy bộ mặt đáng sợ ít người biết về loài sóc hiền lành

Sóc nổi tiếng hiền lành, ai mà nghĩ chúng gặm cả đầu rắn như thế chứ? Và bật mí thêm cho bạn, cái xác rắn ấy còn bị ăn gần hết nữa cơ.

Đăng ngày: 23/05/2019
Mỹ: Tìm thấy tôm hùm đất khổng lồ chưa từng thấy

Mỹ: Tìm thấy tôm hùm đất khổng lồ chưa từng thấy

Một nhân viên công ty cấp thoát nước ở bang Kentucky mới đây đã tìm thấy con tôm hùm đất khổng lồ, lớn nhất từ trước đến nay.

Đăng ngày: 23/05/2019
Động vật hoang dã sinh sôi nảy nở ở nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân

Động vật hoang dã sinh sôi nảy nở ở nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân

Hươu hoang, bò rừng, ngựa Przewalski và 200 loài chim đã sinh sôi nảy nở ở khu vực từng là nơi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl, ở Pripyat, Ukraine.

Đăng ngày: 22/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News