Chim cánh cụt hoàng đế đi lạc hơn 3.200km
Chim cánh cụt hoàng đế, vốn sinh sống tại châu Nam Cực, bất ngờ xuất hiện ở bờ biển Ocean Beach, thị trấn Denmark, đầu tháng 11.
Một người đi dạo trên bãi biển đã phát hiện con vật và thông báo cho chính quyền địa phương. Cuộc gặp gỡ hiếm hoi và kỳ lạ này có thể đánh dấu lần đầu tiên chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri) xuất hiện trên lục địa Australia, Interesting Engineering hôm 13/11 đưa tin.
Chim cánh cụt hoàng đế suy dinh dưỡng được tìm thấy trên bãi biển Australia. (Ảnh: Christopher Tan/X).
Theo Sở Đa dạng Sinh học, Bảo tồn và Điểm tham quan Tây Australia (DBCA), hành trình đáng kinh ngạc của chim cánh cụt hoàng đế cho thấy con vật có thể đã bơi theo những dòng hải lưu về phía bắc để tìm thức ăn và cuối cùng đi xa hơn nhiều so với dự kiến.
"Những con được theo dõi chưa bao giờ đi xa đến vậy", Belinda Cannell, nhà nghiên cứu tại Đại học Tây Australia, cho biết. Thông thường, chim cánh cụt hoàng đế sống ở những vùng lạnh giá thuộc châu Nam Cực và hiếm khi đi xa hơn ranh giới băng giá của các vùng biển cực Nam. Cannell suy đoán rằng hành trình của chim hoàng đế ở Ocean Beach có thể đã chịu ảnh hưởng từ dòng hải lưu giàu thức ăn, dẫn nó đến vùng nước ấm áp xa lạ.
Khi mới được phát hiện, chim cánh cụt hoàng đế có vẻ suy dinh dưỡng và cần chăm sóc ngay lập tức. Nhà phục hồi chim biển địa phương Carol Biddulph đã đưa nó đến một khu chuồng an toàn để ổn định lại sức khỏe. DBCA sẽ giám sát sự phục hồi của con vật với mục tiêu cuối cùng là thả về môi trường phù hợp.
Chim cánh cụt hoàng đế nổi tiếng với sự dẻo dai và bền bỉ trong môi trường khắc nghiệt của châu Nam Cực, nơi chúng sinh sản vào mùa đông ở mức nhiệt dưới 0 độ. Việc một trong số chúng vượt qua khoảng cách lớn như vậy đến Australia là sự kiện phi thường, có thể mang đến thông tin mới về mô hình di cư của chim cánh cụt, dòng hải lưu và ảnh hưởng rộng lớn hơn của biến đổi khí hậu với động vật biển. Sự kiện này cũng đặt ra những câu hỏi thú vị cho giới khoa học, khiến họ tò mò tìm hiểu xem liệu nhiệt độ nước biển thay đổi hay dòng hải lưu bất thường có góp phần vào sự kiện hay không.

"Tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam gồm những giống chó quý hiếm nào?
Việt Nam có bốn giống chó nội được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm chó Bắc Hà, chó lài, chó HMông cộc đuôi và chó Phú Quốc.

Hà mã lao vào giành con mồi với cá sấu: Xem cách chiến đấu là biết con nào thắng!
Nhiều người vẫn luôn tin rằng danh xưng "sát thủ đầm lầy" vốn thuộc về cá sấu. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cho rằng cá sấu còn xếp sau một con vật khác. Đó là loài nào?

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!
Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.
