Chim cánh cụt khổng lồ có thể đã sống cùng thời với khủng long
Trong bài viết đăng trên Science of Nature, nhà nghiên cứu Gerald Mayr ở Viện Senckenberg (Đức) khẳng định, bộ xương hóa thạch được một nhà cổ sinh vật học nghiệp dư tìm thấy trên bờ sông Vaipara ở New Zealand là chi dưới của một con chim cánh cụt khổng lồ, đã từng sống 61 triệu năm trước đây.
Hiện các chuyên gia từ Bảo tàng Canterbury ở New Zealand và Viện Senckenberg tại Frankfurt đang nghiên cứu bộ xương hóa thạch được cho là chi dưới của con chim cánh cụt khổng lồ đó.
Chim cánh cụt khổng lồ mới được phát hiện cũng có dáng di chuyển lạch bạch đặc trưng của chim cánh cụt hiện đại.
Theo các nhà nghiên cứu, đó sẽ là một trong những chú chim cánh cụt cổ xưa nhất được biết đến. Xương của chim cánh cụt khổng lồ khác đáng kể so với xương các con chim cánh cụt cùng độ tuổi được phát hiện, cho thấy ở kỷ Paleocene, loài chim cánh cụt rất đa dạng, phong phú hơn so với những gì chúng ta tưởng trước đây.
Chim cánh cụt khổng lồ mới được phát hiện cũng có dáng di chuyển lạch bạch đặc trưng của chim cánh cụt hiện đại. Đó là dáng đi giống loài chim thuộc bộ chim cốc.
Chim cánh cụt cổ đại được đặt tên Latin là Waimanu manneringi. Theo các nhà cổ sinh học, chiềuu cao của chim đạt 1-1,5m, gần cao bằng Anthropornis nordenskjoeldi, con chim cánh cụt hóa thạch lớn nhất được biết đến nay sống ở Nam Cực từ 45 đến 33 triệu năm trước với chiều cao 1,5-1,8m. Trong khi chiều cao của chim cánh cụt hiện đại lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri) tương đương mức trung bình khoảng 122cm.
Tiến sĩ Gerald Mayr ở Viện Senckenberg giải thích: "Chim cánh cụt đã đạt kích thước cơ thể rất lớn trong giai đoạn đầu lịch sử tiến hóa và đa dạng hơn nhiều vào thời kỳ 60 triệu năm trước đây. Tính đa dạng này chỉ ra rằng chim cánh cụt có thể đã xuất hiện trong thời đại của khủng long 65 triệu năm trước".