Chim cánh cụt Nam Cực giảm nghiêm trọng

Việc mất đi một nửa số chim cánh cụt trong 3 thập kỷ qua cho thấy sự khủng hoảng trong chuỗi sinh vật biển Nam Cực, gồm thực vật phù du, nhuyễn thể, chim cánh cụt và cá voi.

Nguyên nhân sụt giảm số lượng chim cánh cụt có thể vì sự thiếu hụt các loại nhuyễn thể - thực phẩm chính của chim cánh cụt - cũng như sự trở về của đàn cá voi đói ăn.

Chim cánh cụt Nam Cực giảm nghiêm trọng
Cánh cụt quai nón tụ tập trên bờ biển ở Port Foster, đảo Deception, Nam Cực (Nguồn: NATGEO).

Nhà thủy sinh vật học Wayne Z.Trivelpiece thuộc Trung tâm dịch vụ thủy sinh vật quốc gia ở La Jolla, California từng theo dõi lãnh thổ của chim cánh cụt quai nón và Adélia từ giữa những năm 1970. Ông khám phá ra rằng, rất ít chim cánh cụt còn sống sót sau mùa đông đầu tiên của chúng vì khó kiếm ăn.

"Tỷ lệ sống sót trong những năm 1970 là một nửa, nhưng đến giữa những năm 1980 thì chỉ còn 1/10", Trivelpiece nói.

"Những phương pháp đo lường trực tiếp đối với loài nhuyễn thể cho thấy số lượng chúng ít hơn 80% so với cách đây 20 năm. Vì vậy, khả năng chim cánh cụt non tìm đủ thực phẩm để sinh tồn trong những tháng tự lập đầu tiên giảm nhiều".

Các loài nhuyễn thể là động vật rất nhỏ giống tôm, có số lượng rất lớn và là một phần chính nguồn thực phẩm ở Nam Cực. Các loài nhuyễn thể ăn thực vật đơn bào gọi là phytoplankton trở thành nguồn thức ăn của động vật biển, trong đó có chim cánh cụt.

Theo Trivelpiece, sự sụt giảm số lượng nhuyễn thể trong khu vực có thể do nhiệt độ không khí cao hơn từ 5 - 6 độ C so với những năm 1940 và 1950.

Nhiệt độ tăng khiến băng không hình thành được, dẫn tới sự giảm sút phytoplankton bên dưới biển băng. Nhuyễn thể vì thế cùng thiếu thức ăn trong mùa đông sau khi chúng sinh sôi vào mùa hè trước đó. Và khi không có thức ăn, nhuyễn thể không sống sót.

Ngoài ra, sự giảm sút dân số quần thể cá voi không răng như cá voi lưng gù cũng có vai trò đáng kể. Nạn săn bắt cá hồi thế kỷ 19 và đầu 20 voi ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng loài và dường như đã tạo nên thời kì hoàng kim cho chim cánh cụt.

"Mặc dù không có số liệu đầy đủ từ những năm 1930, nhưng có lẽ giai đoạn 1930 - 1970 là thời gian bùng phát chim cánh cụt vì chúng không còn bị cá voi cạnh tranh thực phẩm", Trivelpiece nói. Vào những năm 1930 có khoảng 100.000 chim cánh cụt và tăng lên 500.000 - 600.000 trong những năm 1970.

Chim cánh cụt Nam Cực giảm nghiêm trọng
Cá voi lưng gù là đối thủ cạnh tranh về nguồn thực phẩm nhuyễn thể của chim cánh cụt ở Nam Cực (Ảnh: animals)

Theo nhà nghiên cứu chim biển Steve Emslie, phân tích hóa học trên vỏ trứng chim cho thấy chim cánh cụt Adélie là loài ăn cá trước khi số lượng cá voi giảm xuống. Chỉ trong 100 năm trở lại đây, các loài nhuyễn thể mới có trong chế độ ăn của chúng, đó là khi cá voi suy vong và lượng nhuyễn thể bùng phát.

Các nhà khoa học đang băn khoăn liệu sự suy giảm của loài nhuyễn thể có khiến chim cánh cụt chuyển sang chế độ ăn cá thay thế hay không?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News