Chim cánh cụt vua ở Singapore được phẫu thuật đục thủy tinh thể

3 con chim cánh cụt hoàng đế hơn 20 tuổi sống tại vườn chim Jurong (Singapore) đã được cấy ghép thủy tinh thể để cải thiện thị lực.

Chim cánh cụt vua ở Singapore được phẫu thuật đục thủy tinh thể
Chim cánh cụt hoàng đế là loài chim lớn thứ 2 trên thế giới. (Ảnh: Reductress).

Trong một tuyên bố hôm 14/3, các bác sĩ thú y của Tập đoàn Bảo tồn Động vật Hoang dã Mandai cho biết ngoài những con chim này, còn có 3 con chim cánh cụt Humboldt đang ở độ tuổi 7-13 được phẫu thuật đục thủy tinh thể vào 2 tháng trước.

Đục thủy tinh thể gây ra các vùng đục trong mắt, cản trở thị lực. Đây là một tình trạng phổ biến liên quan đến tuổi tác ở cả người và động vật.

Giải thích về quyết định loại bỏ đục thủy tinh thể của những chú chim cánh cụt, bác sĩ thú y Ellen Rasidi cho biết: “Chúng tôi nhận thấy có vẩn đục trong mắt của chúng. Khả năng nhìn của chúng có vấn đề, khiến chúng khó khăn trong việc di chuyển".

Sau phẫu thuật, cả 6 con chim cánh cụt không được tiếp xúc với nước và được nhân viên vườn thú nhỏ thuốc mắt 2 lần/ngày. Hiện chúng đã hồi phục, dần gia tăng mức độ phản ứng và hoạt động.

“Thật tuyệt khi thấy chúng hoạt động tích cực hơn, điều này cho thấy thị lực của chúng đã được cải thiện", bác sĩ thú y Ellen Rasidi vui mừng.

Chim cánh cụt hoàng đế là loài chim cánh cụt lớn thứ 2 trên thế giới, được tìm thấy ở Nam Đại Dương và cận Nam Cực. Chúng có thể nặng tới 18 kg, cao gần một mét và có thể sống đến 30 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Tuy hiện tạichưa có nguy cơ tuyệt chủng, loài chim cánh cụt này được bảo vệ theo luật động vật hoang dã.

Công viên chim Jurong nổi tiếng thế giới là nơi cư trú của khoảng 3.500 con chim, bao gồm vẹt, hồng hạc, đại bàng... Trước đó, công viên này đã tham gia vào cuộc điều trị ung thư cho một con chim hồng hoàng vào năm 2022.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì môi trường giới khoa học kêu gọi châu Âu ngừng ăn lươn

Vì môi trường giới khoa học kêu gọi châu Âu ngừng ăn lươn

Loài lươn châu Âu đang rơi vào tình cảnh nguy hiểm bởi những kẻ buôn lậu, khủng hoảng khí hậu và các món ăn truyền thống nơi đây.

Đăng ngày: 16/03/2023
Sư tử lớn gấp 3 lần linh cẩu nhưng phải chịu mất con mồi do

Sư tử lớn gấp 3 lần linh cẩu nhưng phải chịu mất con mồi do "chiến thuật" đặc biệt này

Mặc dù sống cùng khu vực, sư tử thường xuyên bị linh cẩu cướp thức ăn nhưng hiếm khi thấy chúng ăn thịt loài kia. Vì sao vậy?

Đăng ngày: 16/03/2023
Sự thật về con gấu ăn cocaine

Sự thật về con gấu ăn cocaine

Mỹ- Trái với mô tả trên phim ảnh, con gấu nặng 90 kg ở Georgia chết vì ngộ độc do ăn 3 – 4 g cocaine và không gây ra hoạt động phá phách nào trước đó.

Đăng ngày: 15/03/2023
Cần thủ câu được

Cần thủ câu được "quái vật sông" nặng 100kg

Một cần thủ người Anh đã câu được một con cá da trơn " quái vật" nặng 100kg trên sông Ebro, Tây Ban Nha, sau khi bị con cá này kéo đi hơn một cây số.

Đăng ngày: 15/03/2023
Con chó lớn nhất thế giới có thể đánh bại con hổ nhỏ nhất thế giới không?

Con chó lớn nhất thế giới có thể đánh bại con hổ nhỏ nhất thế giới không?

Loài hổ nhỏ nhất trên hành tinh của chúng ta là hổ Sumatra, với trọng lượng từ 75 đến 150kg, và với trọng lượng này cũng tương đương, thậm chí còn nhẹ hơn cả nhiều giống chó trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 14/03/2023
Nhiều loài vật trên thế giới đang

Nhiều loài vật trên thế giới đang "tiến hóa lùi"

Trong quá trình tiến hóa thoái triển, các sinh vật mất đi những đặc điểm phức tạp và có thể tiến hóa " lùi".

Đăng ngày: 14/03/2023
So sánh khối lượng con người và động vật có vú hoang dã

So sánh khối lượng con người và động vật có vú hoang dã

Một nhóm nhà nghiên cứu môi trường ước tính sinh khối của tất cả động vật có vú hoang dã và phát hiện con người nặng hơn nhiều so với chúng.

Đăng ngày: 14/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News