Chim cắt lớn đạp lưng bồ nông giữa không trung

Thấy bồ nông nâu bay đến quá gần tổ, chim cắt lớn - loài chim nhanh nhất thế giới - lập tức lao ra cảnh cáo.

Nhiếp ảnh gia Phoo Chan chụp lại cuộc đụng độ trên không giữa chim cắt lớn, với bồ nông nâu tại bãi biển Torrey Pines, San Diego, bang California, Mail hôm 23/5 đưa tin. Phoo chụp ảnh từ khoảng cách 30m và tương tác giữa chúng chỉ diễn ra trong vòng một giây.

Chim cắt lớn đạp lưng bồ nông giữa không trung
Chim cắt lớn bay tới xua đuổi bồ nông nâu. (Ảnh: Phoo Chan)

Một đàn bồ nông nâu nhỏ bay gần tổ của chim cắt lớn, Phoo kể lại. Trong tích tắc, chim bố bay ra và tung cú đá cực mạnh vào lưng một con bồ nông, khiến nó lảo đảo bay xuống dưới, cố gắng thoát khỏi cuộc tấn công.

"Chim cắt lớn đang bảo vệ tổ khỏi bất cứ con chim nào bay đến quá gần. Sốc và bị thương, bồ nông nâu vẫn trốn thoát. Rất ít vụ tấn công dẫn đến mất mạng, tùy thuộc vào việc bồ nông bị tấn công ở phần cơ thể nào", anh giải thích.

Chim cắt lớn đạp lưng bồ nông giữa không trung
Chim cắt lớn đạp lên lưng bồ nông, buộc nó tránh xa tổ. (Ảnh: Phoo Chan)

Cắt lớn (Falco peregrinus) là loài chim ăn thịt có thể đạt tốc độ hơn 320 km/h khi lao xuống vồ mồi. Nổi tiếng với tốc độ đáng kinh ngạc, đây là loài chim nhanh nhất thế giới, đồng thời là loài động vật nhanh nhất. Chúng có sải cánh dài hơn 1 m, thường săn các loài chim và dơi.

Trong khi đó, bồ nông nâu (Pelecanus occidentalis) là loài chim biển lớn, cơ thể nặng và bay khá chậm. Chúng thường ăn trứng và con non của các loài chim khác. Với sải cánh dài từ 1,8 - 2,1 m, bồ nông nâu đạt tốc độ khoảng 50km/h.

"Loại chụp ảnh nhanh này giúp kiểm tra phản xạ và sự nhanh nhẹn của bạn. Chỉ đến khi nhìn các chi tiết trên màn hình máy tính, bạn mới có thể biết chính xác điều gì đã xảy ra. Mắt thường không thể cung cấp độ chính xác như vậy đơn giản vì sự việc diễn ra quá nhanh", Phoo nói.

"Hiểu hành vi cơ bản của chim thường giúp bạn chuẩn bị tốt hơn để có được những bức ảnh tốt. Ví dụ, ngôn ngữ cơ thể của một con chim sẽ cho bạn biết nó đã sẵn sàng cất cánh từ chỗ đậu hay chưa. Điều quan trọng là phải hiểu và tôn trọng thiên nhiên để mọi người có thể tiếp tục tận hưởng niềm đam mê này trong tương lai", anh chia sẻ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Làm thế nào mà báo hoa mai có thể sinh sống ở Châu Phì dù bị sư tử truy đuổi rất gắt gao?

Làm thế nào mà báo hoa mai có thể sinh sống ở Châu Phì dù bị sư tử truy đuổi rất gắt gao?

Bài viết này sẽ giải thích chi tiết cách báo hoa mai Nam Phi sử dụng những kỹ năng đặc biệt của mình để đạt được sự chung sống hòa bình với sư tử.

Đăng ngày: 24/05/2022
Lạc đà làm thế nào để sống sót trên sa mạc cằn cỗi?

Lạc đà làm thế nào để sống sót trên sa mạc cằn cỗi?

Lạc đà sống được ở một trong những môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh. Bí quyết sinh tồn của chúng là gì?

Đăng ngày: 24/05/2022
Vẻ đẹp rực lửa của loài rắn đào hang chỉ còn 3 cá thể duy nhất

Vẻ đẹp rực lửa của loài rắn đào hang chỉ còn 3 cá thể duy nhất

Một loài rắn đào hang chưa từng được khoa học ghi nhận đã được phát hiện ở Paraguay. Cộng đồng động vật bò sát trên thế giới đang dậy sóng vì màu sắc cũng như độ quý hiếm của nó.

Đăng ngày: 24/05/2022
Italy tiêu diệt đàn lợn rừng xâm chiếm Rome

Italy tiêu diệt đàn lợn rừng xâm chiếm Rome

Chính phủ Italy đang lên kế hoạch tiêu diệt quần thể lợn rừng hoành hành ở Rome sau khi phát hiện một cá thể mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Đăng ngày: 23/05/2022
Loài chim sặc sỡ nổi tiếng trong phim “Vua sư tử” sắp tuyệt chủng

Loài chim sặc sỡ nổi tiếng trong phim “Vua sư tử” sắp tuyệt chủng

Loài chim có bộ lông đầy màu sắc, rất cuốn hút từng xuất hiện trong bộ phim " Vua sư tử" sau đó trở nên nổi tiếng, đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng, bị xóa sổ bởi biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 23/05/2022
Rùa cưng bị mất tích, 30 năm sau gia đình sững sờ phát hiện còn sống ở một nơi không ngờ

Rùa cưng bị mất tích, 30 năm sau gia đình sững sờ phát hiện còn sống ở một nơi không ngờ

Các thành viên trong gia đình sững sờ khi biết con rùa cưng của họ còn sống sau 30 năm.

Đăng ngày: 22/05/2022
Đau lòng câu chuyện voi mẹ cõng xác voi con băng rừng

Đau lòng câu chuyện voi mẹ cõng xác voi con băng rừng

Chính vì quá đau lòng trước cái chết của đứa con nhỏ mà con voi mẹ đã ôm cái xác suốt nhiều ngày và đi một quãng đường dài băng rừng.

Đăng ngày: 22/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News