Nền văn minh biết ướp xác trước Ai Cập 2.000 năm

Người Ai Cập nổi tiếng với những xác ướp. Tuy nhiên, họ không phải những người đầu tiên tìm ra công thức ướp xác.

Đó là những người Chinchorro ở sa mạc Atacama (Chile). Cách đây 7.000 năm, họ đã khám phá ra cách bảo quản xác người chết.

Những xác ướp cổ nhất

Sa mạc Atacama, nơi khô cằn nhất thế giới, có những xác ướp lâu đời nhất thế giới. Những cư dân Ai Cập đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 3150 TCN. Trong khi đó, người Chinchorro đã xuất hiện từ năm 7000 TCN và phát triển kỹ thuật ướp xác từ năm 5000 TCN.

Bernardo Arriaza, một nhà nhân chủng học vật lý tại Đại học Tarapacá cho biết: "Người Chinchorro là những người đầu tiên sinh sống ở phía bắc Chile và phía nam của Peru. Họ đã khai phá sa mạc Atacama".

Tại vùng Arica và Parinacota, người ta đã tìm thấy hàng trăm hài cốt của những người Chinchorro từ khoảng năm 5450 TCN đến năm 890 TCN. Năm 2021, nghĩa trang này đã được UNESCO thêm vào danh sách Di sản Thế giới vì những giá trị khảo cổ học to lớn.

Nền văn minh biết ướp xác trước Ai Cập 2.000 năm
Những xác ướp đầu tiên trên thế giới không phải do người Ai Cập làm ra. (Ảnh: NatGeo).

Chúng không chỉ tiết lộ về cách thức ướp xác, chôn cất của nền văn hóa cổ đại. Những xác ướp này còn cho thấy cái nhìn mới về cấu trúc xã hội và tinh thần của cộng đồng thời bấy giờ. Khác với Ai Cập, ướp xác chỉ dành cho giới thượng lưu. Với người Chinchorro, ai cũng được ướp xác. Nó giống một nghi lễ dành cho người chết.

Mauricio Uribe, một nhà khảo cổ học tại Đại học Chile, chia sẻ người Chinchorro bảo quản thi thể người thân để mang lại cho họ cuộc sống vĩnh cửu. Với người Ai Cập, việc ướp xác gắn liền với quan niệm xuyên không sang thế giới khác.

Tập tục biến mất

Người Chinchorro sống nhờ việc đánh bắt cá và săn bắn hái lượm. Họ từng sống gần sông Camarones, nơi chứa hàm lượng asen cao. Asen là chất cực độc, tồn tại trong mạch nước hoặc sâu trong lòng đất. Đây là tác nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc của người Chinchorro cổ.

Bernardo Arriaza nói những cộng đồng Chinchorro đầu tiên định cư gần sông Camarones đã bị nhiễm độc mạn tính bởi asen. Điều này dẫn đến tỷ lệ tử vong chu sinh (tử vong thai nhi) cao.

Sự đau buồn và mong muốn kéo dài vĩnh hằng cuộc sống của người thân đã khiến họ nghĩ ra cách ướp xác. Thực tế, những xác ướp đầu tiên của người Chinchorro (niên đại 5.000-3.000 năm TCN) là trẻ em, bào thai, trẻ sơ sinh. Nội tạng của chúng được lấy ra và thay thế bằng đất sét cùng các vật liệu khác.

Nền văn minh biết ướp xác trước Ai Cập 2.000 năm
Asen khiến những người Chinchorro đầu tiên bị nhiễm độc mạn tính. (Ảnh: CGTN).

Tập tục này phát triển và kéo dài cho đến năm 890 TCN. Các xác ướp không giới hạn ở độ tuổi nào. Điểm chung là chúng đều được nhận xét "cực kỳ phức tạp và chẳng khác gì tác phẩm nghệ thuật".

Một nghiên cứu năm 2017 của Đại học Chile đã chỉ ra sự thích nghi di truyền của người Chinchorro phát triển theo thời gian, nhất là các khu vực có hàm lượng asen cao.

Kết quả cho thấy 68% dân số hiện tại ở Camarones có một biến thể của enzyme AS3MT trong bộ gen của họ. Biến thể này cho phép họ dễ dàng loại bỏ asen qua nước tiểu.

Sự thích nghi cao với asen cũng lý giải phần nào tục ướp xác của người Chinchorro biến mất dần vào thiên niên kỷ 1 TCN.

Cách người Chinchorro ướp xác

Có 2 kỹ thuật phổ biến là "xác ướp đen" và "xác ướp đỏ". Kỹ thuật đầu tiên xuất hiện từ năm 5000 TCN đến năm 3000 TCN.

Theo Mummipedia, người Chinchorro cổ sẽ cắt rời đầu, cánh tay, chân của người chết và lấy nội tạng. Sau đó, cơ thể người chết được làm nóng bằng cách đưa than nóng vào cơ thể rỗng.

Tiếp đến, để khô và loại bỏ thịt khỏi xương. Hộp sọ được cắt làm đôi. Họ nhồi một số vật liệu vào hộp sọ rồi khâu lại. Phần thi thể rỗng cũng được nhồi lông thú, sợi thực vật, đất sét... và phủ bên ngoài bằng lớp tro, mangan màu đen.

Cuối cùng, họ đội tóc giả và đeo mặt nạ đen cho xác ướp.

Nền văn minh biết ướp xác trước Ai Cập 2.000 năm
Xác ướp của người Chinchorro được nhồi nhiều vật liệu. (Ảnh: CGTN).

Cách làm "xác ướp đỏ" được phát triển từ khoảng năm 2500 TCN. Điểm khác biệt lớn nhất là họ không cắt các bộ phận người chết. Bộ phận duy nhất bị cắt là đầu nhằm loại bỏ não. Sau đó, họ rạch bụng, vai người chết để bỏ nốt nội tạng, làm khô.

Điểm giống là xác ướp cũng được nhồi vật liệu để giữ được hình dáng ban đầu. Sau cùng, họ khâu kín lại để tạo thành xác ướp hoàn chỉnh rồi phủ lên lớp đất sơn đỏ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Ma hóa thạch" 183 triệu năm tiết lộ về "tận thế" có thể lặp lại

Những con ma hóa thạch là sinh vật như làm bằng không khí, không hề có chút tàn tích nào nhưng hình dáng được ghi lại nguyên vẹn qua những đường lõm của khối đá mà lẽ ra chúng nằm bên trong.

Đăng ngày: 21/05/2022
Vương quốc Tây Tạng diệt vong do biến đổi khí hậu

Vương quốc Tây Tạng diệt vong do biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu kết luận sự sụp đổ của vương quốc Cổ Cách ở thế kỷ 17 có thể do nhiệt độ sụt giảm gây ra.

Đăng ngày: 21/05/2022
Căn phòng bí mật tiết lộ góc khuất về thời kỳ đồ sắt

Căn phòng bí mật tiết lộ góc khuất về thời kỳ đồ sắt

Một khám phá bất ngờ tiết lộ tác phẩm nghệ thuật cổ đại từng là một phần của khu phức hợp thời kỳ đồ sắt bên dưới một ngôi nhà ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Đăng ngày: 20/05/2022
Trung Quốc phát hiện loài bò sát có đuôi dài nhất từ trước đến nay

Trung Quốc phát hiện loài bò sát có đuôi dài nhất từ trước đến nay

Trong thế giới của các loài bò sát, kích thước của đuôi rất quan trọng. Một số loài sử dụng đuôi dài để giữ thăng bằng, chẳng hạn như thằn lằn cỏ châu Á.

Đăng ngày: 20/05/2022
Báu vật vô song ở Ai Cập: Được

Báu vật vô song ở Ai Cập: Được "nhào nặn" từ nhiều thế giới ngoài hành tinh

Ai Cập, miền đất nổi tiếng với nhiều báu vật ngoài hành tinh được khai quật từ các lăng mộ, tiếp tục sở hữu một báu vật vô song, thứ xuyên qua 2 cái chết sao, đánh cắp vật liệu từ một thế giới khác rồi lén lút xâm nhập Hệ Mặt trời sơ khai.

Đăng ngày: 19/05/2022
Phát hiện chiếc thùng sắt chứa 4 tấn vàng:

Phát hiện chiếc thùng sắt chứa 4 tấn vàng: "Kho báu" mà Đức Quốc xã giấu nhẹm đi

4 tấn vàng của Đức Quốc xã đã được tìm thấy tại một cung điện từ thế kỷ 18.

Đăng ngày: 19/05/2022
Phát hiện dấu vết

Phát hiện dấu vết "loài người ma" tuyệt chủng ở dãy Trường Sơn?

Một báu vật của ngành cổ nhân loại học đã được tìm thấy ở hang Tam Ngũ Hào 2, nằm ở mặt phía Lào của dãy Trường Sơn: chiếc răng rất có thể thuộc về loài người ma Denisovans.

Đăng ngày: 18/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News