Chim cắt lớn - Loài chim săn mồi tốc độ cao

Chim cắt lớn là một thợ săn đáng gờm. Chúng thường nhắm vào những chú chim (hoặc dơi) mà chúng nhìn thấy khi đang bay lượn. Khi quan sát được con mồi, chúng sẽ bay thẳng về phía con mồi với tốc độ có thể đạt tới 322km/giờ. 

Chim cắt lớn: Cuộc sống, môi trường sống và quá trình di cư

Tên thường gọi: Chim cắt lớn

Tên khoa học: Falco peregrinus

Loài: Chim

Chế độ ăn uống: Động vật ăn thịt

Kích thước: Dài từ 0.4 mét tới 0.5 mét; sải cánh: khoảng 1 mét

Cân nặng: Từ 0.5kg tới 1.6kg

Tuổi thọ trung bình: Tối đa 17 năm

Nơi sống

Chim cắt lớn - Loài chim săn mồi tốc độ cao
Loài này thích sống ở những khoảng không gian rộng lớn, thường bay lượn ở những vùng duyên hải.

Cắt lớn là một trong những loài chim săn mồi phổ biến nhất, chúng sống ở hầu hết những lục địa trên thế giới (ngoại trừ Antarctica). Loài này thích sống ở những khoảng không gian rộng lớn, thường bay lượn ở những vùng duyên hải. Tuy nhiên hiện nay chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy chim cắt lớn này ở khắp mọi nơi từ các đài nguyên cho tới sa mạc. Thậm chí, chúng còn sống ở trên cầu và các tòa nhà chọc trời trong thành phố.

Làm tổ và di cư

Mỗi khi đến mùa làm tổ, ta lại thấy rất nhiều chim cắt lớn bay lượn trên bầu trời để tìm nơi trú thân, chính vì vậy, chúng còn được con người đặt cho một cái tên nữa là “những kẻ lang thang“. Ngoài một số cá thể chim cắt sống vĩnh viễn ở cái tổ ban đầu của mình thì phần lớn những chú chim còn lại chọn di cư đi nơi khác. Mỗi năm, những chú chim cắt làm tổ ở đài nguyên Bắc Cực phải bay gần 25.000km mới tới được Nam Mỹ để tránh rét. Đáng kinh ngạc hơn nữa, tuy bay một quãng đường xa như vậy nhưng khi hết mùa đông, chim cắt lớn vẫn có thể tìm về được cái tổ khi xưa của mình.

Số lượng cá thể chim cắt lớn

Chim cắt lớn - Loài chim săn mồi tốc độ cao
Chim cắt lớn là vật nuôi yêu thích của những người yêu chim trong nhiều thế kỉ.

Vào nửa thế kỉ 20, số lượng chim cắt lớn đã sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí ở nước Anh, chim cắt còn được đưa vào một trong những loài chim trong tình trạng nguy hiểm. Nhưng may mắn thay, số lượng loài này đã gia tăng mạnh trở lại sau khi các loại thuốc trừ sâu được hạn chế. Các kế hoạch nhân giống chim cắt cũng đã giúp tăng số lượng loài này ở Mĩ và Canada. Giờ đây, số lượng chim cắt đã dần ổn định.

Nếu bạn chưa biết thì chim cắt lớn còn là vật nuôi yêu thích của những người yêu chim trong nhiều thế kỉ.

Một số thông tin thêm về chi cắt lớn có thể bạn chưa biết:

  • Khi săn bắt con mồi, chim cắt lớn có thể bay với vận tốc 322km/giờ.
  • Chim cắt lớn cũng là một trong những loài chim săn mồi bay nhanh nhất
  • Ở một số thành phố, loài chim này làm tổ trên đỉnh của những tòa nhà chọc trời
  • Một chú chim cắt non có thể mất tới 36 giờ đồng hồ để chui ra được khỏi chiếc vỏ của mình
  • Thuốc trừ sâu đã từng làm suy giảm số lượng loài chim cắt xuống chỉ còn vài trăm con.

Loading...
TIN CŨ HƠN
10 loài rắn đẹp nhất hành tinh

10 loài rắn đẹp nhất hành tinh

Mặc dù nhắc tới loài rắn, trăn không ít người rùng mình nhưng cũng không thể phủ nhận vẻ đẹp trong thế giới của loài bò sát này.

Đăng ngày: 14/08/2019
11 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

11 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Đăng ngày: 14/08/2019
Rắn hổ mang chúa - Loài rắn có nọc đọc lớn nhất thế giới

Rắn hổ mang chúa - Loài rắn có nọc đọc lớn nhất thế giới

Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) loài rắn có nọc độc lớn nhất thế giới, được tìm thấy chủ yếu trong các khu rừng từ Ấn Độ qua Đông Nam Á đến Philippines và Indonesia.

Đăng ngày: 13/08/2019
Loài ếch khổng lồ có cách xây “bể bơi nòng nọc” độc đáo

Loài ếch khổng lồ có cách xây “bể bơi nòng nọc” độc đáo

Hầu hết các loài ếch đều có kích thước nhỏ nhưng loài ếch Goliath ở Cameroon lại có kích thước lớn hơn cả bàn chân người, dài tới 34cm và có cân nặng tới 3,3kg.

Đăng ngày: 13/08/2019
Australia di dời người dân để nhường chỗ ở cho chim cánh cụt tí hon

Australia di dời người dân để nhường chỗ ở cho chim cánh cụt tí hon

Người dân sống trên đảo Phillip ở miền Nam Australia đã được di dời, trả lại môi trường sinh sống tự nhiên cho loài chim cánh cụt có kích thước nhỏ nhất thế giới.

Đăng ngày: 13/08/2019
Chỉ một con mèo thiến đơn độc cũng có thể thảm sát toàn bộ hệ sinh thái

Chỉ một con mèo thiến đơn độc cũng có thể thảm sát toàn bộ hệ sinh thái

Ven biển thành phố Mandurah, Australia: Hiện trường của vụ thảm sát chỉ còn lại những mảnh thi thể không nguyên vẹn. Lồng ngực nạn nhân bị xé toạc và những chiếc đầu biến mất một cách bí ẩn.

Đăng ngày: 12/08/2019
Gấu trúc sinh đôi

Gấu trúc sinh đôi "cực kỳ hiếm gặp" tại vườn thú Bỉ

Sở thú Pairi Daiza thông báo cặp sinh đôi, một đực một cái, đã chào đời an toàn. Điều này mang lại hy vọng mới cho loài gấu trúc chỉ còn 2.000 cá thể trong tự nhiên.

Đăng ngày: 12/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News