Chim cổ rắn quý hiếm đậu trên một mái nhà ở Gò Vấp, leo bắt cũng không bay
Lúc anh Long lấy cây đụng vào thì con chim trên chỉ giơ hai cánh ra mà không bay đi. Sau đó, anh Long cùng người thân lấy thang leo lên mái nhà bắt chim.
Chiều 15-8, anh Võ Thành Long (39 tuổi, ở phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM) phát hiện một con chim có cổ dài không rõ từ đâu đến đang đứng trên mái nhà của gia đình. Lúc anh Long lấy cây đụng vào thì con chim trên chỉ giơ hai cánh ra mà không bay đi. Sau đó, anh Long cùng người thân lấy thang leo lên mái nhà bắt chim.
Chim cổ rắn mà anh Võ Thành Long tự nguyện giao cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM - (Ảnh: NGỌC KHẢI)
"Khi bắt từ trên mái nhà xuống thì mình thấy con chim này có chân giống như chân vịt. Qua tìm hiểu trên mạng thì mình biết được đây là chim cổ rắn, là động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ. Mình muốn giao chim cho cơ quan chức năng để nó được về với tự nhiên" - anh Long nói.
Chiều 16-8, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM tiếp nhận chim cổ rắn do anh Long tự nguyện giao để đưa về Trạm cứu hộ động vật hoang dã ở Củ Chi để cứu hộ, chăm sóc sức khỏe trước khi thả về tự nhiên.
Lực lượng kiểm lâm xác định chim cổ rắn trên có trọng lượng ước tính khoảng 0,4kg, tên khoa học là Anhinga melanogaster, thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm.
Vị trí mái nhà nơi anh Long phát hiện con chim cổ rắn - (Ảnh: NGỌC KHẢI)
Chim cổ rắn mà anh Võ Thành Long tự nguyện giao cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM - (Ảnh: NGỌC KHẢI)

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?
Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"
Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!
Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong
Các nhà khoa học Campuchia và Mỹ xác nhận ngư dân Campuchia vừa bắt được con cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Kông.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.
