Chim được sở hữu bãi biển

Chim Maleo đào hố dưới đất đẻ trứng để nhiệt độ nóng từ núi lửa truyền tới ấp nở trứng. Con non sau khi nở chui lên khỏi mặt đất và có thể chạy, bay ngay được.

Loài chim đặc biệt này sống tại đảo Sulawesi (Indonesia) với số lượng khoảng 5.000-10.000 con.

Chim maleo (Macrocephalon maleo) có kích thước tương đương con gà (độ dài trung bình 55 cm) với phần trán giống mũ sắt màu đen. Chúng có lưng đen, bụng hồng, mặt vàng, mỏ cam sẫm.

Không giống như nhiều loài chim khác, Maleo không dùng thân nhiệt của mình để ấp trứng mà chúng lại "sử dụng" các yếu tố tự nhiên. Chúng vùi trứng vào cát hoặc đất nóng (do nhận nhiệt từ mặt trời hoặc núi lửa) để ấp trứng.

Ngay cách xây tổ của Maleo cũng thể hiện rõ sự "thông minh" của loài chim này. Cặp chim bố mẹ dùng chân đào một hố sâu ở khu vực làm tổ. Sau đó chim cái sẽ đẻ trứng vào trong hố, rồi lấy cát lấp trứng lại để nhiệt độ Mặt trời hoặc núi lửa sưởi ấm.

Tuy nhiên loài chim này không phải đào hố làm tổ một cách hỗn loạn. Chúng cũng có khả năng nhận biết được nhiệt độ của mẫu cát hay đất bằng cách liên tục dùng miệng "nếm". Các nghiên cứu cho thấy nếu phát hiện tầng đất có nhiệt tầm 33 độ C là chúng không tiếp tục đào nữa và để con cái đẻ trứng. Trứng cũng được sắp xếp theo phương thẳng đứng so le trong lỗ.

Việc sắp xếp trứng như vậy cho phép sau khi trứng nở, chim non có thể chui lên qua lớp cát dễ dàng và chạy vào rừng. Chúng có thể bay và hoàn toàn sống độc lập được như tự tìm thức ăn, tự bảo vệ mình khỏi các loài ăn thịt như thằn lằn, trăn, lợn và mèo rừng.

Khoảng 2-3 tháng sau, cặp chim bố mẹ lại quay trở lại khu tổ cũ để làm lại tổ và tiếp tục đẻ trứng tại đây. Quá trình đào tổ, đẻ trứng, lấp trứng và bỏ đi như thế cứ tái diễn ở mỗi cặp chim bố mẹ ở cùng một địa điểm làm tổ tới hàng chục lần.

Trứng chim Maleo to gấp gần 5 lần so với trứng gà nuôi. Hiện nay Maleo được đưa vào danh sách là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Để bảo vệ loài chim này, Indonesia đã lập một khu bảo tồn và thuê những người dân làng tham gia trông nom loài chim Maleo.

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Mỹ đã phối hợp với một tổ chức môi trường tại Indonesia để mua và bảo vệ một bãi biển có diện tích 14 hecta ở phía bắc đảo Sulawesi – nơi có khoảng 40 tổ chim Maleo. Hai tổ chức đã chi 12.500 USD để mua bãi biển. Họ hy vọng thương vụ này sẽ giúp chim maleo thoát khỏi họa tuyệt chủng.

“Việc bảo vệ bãi biển sẽ giúp chúng tôi nâng cao nhận thức của người dân về chim maleo. Điều này rất quan trọng, vì con người là hiểm họa lớn nhất đối với chúng. Người dân thường đào trứng chim maleo để làm thức ăn”, John Tasirin, người điều phối chương trình bảo vệ chim maleo của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên trên đảo Sulawesi, phát biểu.

Martin Fowlie, một chuyên gia của tổ chức BirdLife International (Anh), cho biết, số lượng chim maleo đang giảm dần, vì thế mà mọi nỗ lực bảo vệ chúng đều đáng quý.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News