Chim ó cá quắp mồi lao lên khỏi mặt nước

Chim ó cá, còn gọi là ưng biển, sử dụng những móng vuốt sắc nhọn để bắt mồi rồi dang đôi cánh lớn bay lên.

Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Alan Wemyss chờ đợi suốt 5 tiếng tại một điểm quan sát chim ở Aviemore để ghi lại chuyến đi săn của chim ó cá vào buổi sáng, Telegraph hôm nay đưa tin. Trong ảnh, kẻ săn mồi với sải cánh khổng lồ và đôi mắt vàng dữ tợn đang quắp chặt một con cá và bay lên từ mặt nước.

Chim ó cá quắp mồi lao lên khỏi mặt nước
Chim ó cá dùng móng vuốt quắp chặt con mồi. (Ảnh: SWNS).

Chim ó cá quắp mồi lao lên khỏi mặt nước
Chim ó cá bay lên cao nhờ đôi cánh lớn. (Ảnh: SWNS).

"Tôi thường chụp các môn thể thao đua xe, nhưng tôi nghĩ mình cũng nên thử sức với động vật hoang dã. Tôi đến điểm quan sát lúc 4h15 và đợi tới 9h để chụp ảnh khi ó cá bắt đầu săn mồi", Wemyss kể lại.

"Có lúc có tới 7 con chim xung quanh hồ nước. Ban đầu, một con đực lớn không cho những con khác săn cá. Khi nó rời đi, tôi mới chụp được những bức ảnh này. Tôi rất hài lòng với chúng và hoàn toàn ngạc nhiên với những phản hồi mình nhận được", ông bổ sung.

Chim ó cá hay ưng biển (Pandion haliaetus) nặng khoảng 1,4 - 2 kg với sải cánh 1,5 - 1,8 m. Ngoài tự nhiên, tuổi thọ trung bình của loài vật này là 30 năm. Chim ó cá sống ven sông hồ ở hầu hết các lục địa trên thế giới, trừ châu Nam Cực. Cá chiếm đến 99% tổng số thức ăn của chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đập Tam Hiệp đẩy loài cá khổng lồ này của Trung Quốc vào cảnh tuyệt chủng hoàn toàn

Đập Tam Hiệp đẩy loài cá khổng lồ này của Trung Quốc vào cảnh tuyệt chủng hoàn toàn

Đập Tam Hiệp là dự án thủy điện lớn nhất hành tinh của Trung Quốc nhưng cũng gây ra nhiều tranh cãi, trong đó bao gồm việc xây dựng con đập này đã đẩy một số loại động vật quý hiếm trong khu vực sông Dương Tử vào chỗ tuyệt chủng.

Đăng ngày: 07/07/2020
Kỳ quái loài vật giống rắn có nọc độc ở miệng

Kỳ quái loài vật giống rắn có nọc độc ở miệng

Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về tuyến nọc độc ở caecilian, động vật lưỡng cư không chân có hình dáng giống rắn.

Đăng ngày: 06/07/2020
Chim cánh cụt ở Nam Cực hạnh phúc hơn khi băng biển tan

Chim cánh cụt ở Nam Cực hạnh phúc hơn khi băng biển tan

Các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi thấy chim cánh cụt Adelie ở Nam Cực rất thích khi băng biển tan. Loài săn mồi vùng Nam Cực mang tính biểu tượng này có thể là một loài hưởng lợi hiếm có khi khí hậu nóng lên toàn cầu.

Đăng ngày: 05/07/2020

"Cỗ máy giết người" giúp rái cá làm thịt cá mù làn quý hiếm

Con rái cá dùng chân nhét con cá mù làn vào miệng và khống chế khiến con mồi không còn khả năng chạy thoát.

Đăng ngày: 03/07/2020
Vì sao cá có thể xuất hiện ở những vùng nước bị cô lập hoàn toàn?

Vì sao cá có thể xuất hiện ở những vùng nước bị cô lập hoàn toàn?

Các nhà khoa học vẫn luôn đau đầu đi tìm câu trả lời về việc tại sao ở một số hồ, ao bị cô lập trong vùng đất khô cằn mà vẫn có… cá sinh sống. Rõ ràng cá không có chân để có thể tự di chuyển được.

Đăng ngày: 03/07/2020

"Bọ chét ma quỷ" mang thủy ngân vào chuỗi thức ăn của con người

Nghiên cứu mới cho thấy loài giáp xác trong suốt Leptodora vào ban đêm hoạt động như một thang máy vận chuyển thủy ngân từ đáy hồ lên bề mặt.

Đăng ngày: 03/07/2020
Hàng trăm con voi gục chết bí ẩn, thảm họa chưa từng thấy khiến các nhà khoa học hoảng loạn

Hàng trăm con voi gục chết bí ẩn, thảm họa chưa từng thấy khiến các nhà khoa học hoảng loạn

Đây là vụ chết hàng loạt ở quy mô chưa từng thấy sau một thời gian rất dài, được nhận định là "thảm họa bảo tồn" của một quốc gia coi voi là tài sản quý giá.

Đăng ngày: 02/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News