Lần đầu tiên ghi lại cảnh não bộ thu dọn "rác thải" trong hệ thần kinh
Quá trình làm sạch hệ thần kinh của não bộ dựa trên kết quả thí nghiệm ở chuột được các nhà khoa học tại Đại học Yale, New Haven, Connecticut, Mỹ, ghi lại.
Não bộ có một hệ thống xử lý chất thải để dọn dẹp các tế bào thần kinh chết và độc hại, ngăn chúng làm tắc nghẽn hệ thần kinh. Tuy nhiên, quá trình đó diễn ra như thế nào vẫn còn là điều bỏ ngỏ.
Tạp chí y khoa Science Advances vừa đăng tải nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học của Đại học Y thuộc Đại học Yale, New Haven, Connecticut, Mỹ. Nghiên cứu đã ghi lại toàn bộ quá trình dọn “rác thải” trong hệ thần kinh dựa trên thí nghiệm ở chuột.
Đây được xem là bước tiến đáng kể trong việc tìm ra những điều mới mẻ có thể có trong não bộ người. Xa hơn, phát hiện này thậm chí có thể cung cấp các phương pháp điều trị cho chứng suy giảm trí não và rối loạn thần kinh liên quan đến tuổi tác.
Nhà thần kinh học Jaime Grutzendler (Đại học Y thuộc Đại học Yale), đại diện nhóm nghiên cứu, cho hay video lần này là lần đầu tiên quá trình nói trên được ghi lại trong não của động vật có vú.
Đường đi của các tế bào thần kinh đệm (màu xanh lá cây) trong hệ thần kinh để dọn dẹp các tế bào chết. (Ảnh: Science Alert).
Nhóm tác giả đã tập trung vào các tế bào thần kinh đệm chịu trách nhiệm dọn dẹp não bộ. Họ sử dụng kỹ thuật 2Phatal để nhắm vào một tế bào não thải ra trong quá trình apoptosis (kích hoạt các protein caspases, gây chết tế bào). Sau đó, nhóm sử dụng dấu hiệu huỳnh quang để theo dõi đường đi của những tế bào thần kinh đệm.
Ba loại tế bào thần kinh đệm - microglia, astrocytes và NG2 - đã được chứng minh có liên quan đến quá trình loại bỏ tế bào thần kinh chết.
Quan sát thấy quy trình diễn ra như sau: Một tế bào microglia nhấn chìm các tế bào đã chết, trong khi đó, astrocytes nhắm mục tiêu để loại bỏ. Còn NG2 có thể giúp ngăn các mảnh vỡ của tế bào chết lan rộng.
Dựa trên nghiên cứu này, nhóm các nhà khoa học cho rằng có thể phát triển phương pháp điều trị não bộ cho người cao tuổi, người bị chấn thương ở đầu.
“Quá trình gây chết tế bào là hiện tượng phổ biến trong các bệnh về não. Hiểu được quy trình của nó sẽ mang đến những gợi mở về cách giải quyết, tiên lượng được nguy cơ đột quỵ và các tình trạng nghiêm trọng khác”, nhà thần kinh học Eyiyemisi Damisah của Đại học Y thuộc Đại học Yale, New Haven, Connecticut, Mỹ nói.

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh
Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não
Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ
Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Cách phân biệt bệnh bạch hầu và viêm họng
ThS.BS Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết rằng, điều kiện khí hậu ít tác động đến bệnh bạch hầu, nguy cơ mắc vi khuẩn bạch hầu ở cả nam và nữ là như nhau.

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm
Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?
Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.
