Chim ó mắc sai lầm tai hại, bị chính con mồi yếu ớt dìm chết trong giây lát

Chim ó là kẻ săn mồi đáng sợ nhưng lần này nó đã phải trả giá bằng cả tính mạng vì một quyết định sai lầm.

Những bức ảnh dưới đây được chụp bởi Naomi Portnoy - một nhân viên của nhà xuất bản khoa học gần Papendrecht ở Hà Lan. Theo Long Room đưa tin, con chim ó đang trên đường đi săn mồi thì bất ngờ phát hiện ra một gia đình sâm cầm ở dưới hồ nước.

Cũng giống như nhiều loài chim ăn thịt khác, chim ó sở hữu bộ móng cong, sắc và chiếc mỏ cực khoẻ để xẻ thịt con mồi. "Thực đơn" của chúng bao gồm động vật có vú nhỏ như chuột, thỏ hay thậm chí chim bồ câu, chim cỡ bé...

Ngược lại, sâm cầm là loài chim nhỏ, tương đối hiền lành và chỉ tìm ăn ở các vùng sông nước với con mồi chính là trứng hoặc cá nhỏ. Nếu xét tương quan từ ngoại hình, kích thước đến kỹ năng thì gần như phần nhiều gia đình sâm cầm chắc chắn không qua khỏi kiếp nạn này.

Tuy nhiên, trong thế giới tự nhiên hoang dã, không thể nói trước được điều gì. Đặc biệt là đối với những "bà mẹ" luôn trong trạng thái căng thẳng để bảo vệ con non.


Sâm cầm mẹ tấn công kẻ thù để bảo vệ tổ. (Nguồn: DailyMail).


Chim non đang ở trong tổ cách đó không xa. (Nguồn: DailyMail).


Phút bình tĩnh ngay sau cuộc chiến. (Nguồn: DailyMail).


Chim ó vừa đáng thương, vừa đáng trách. (Nguồn: DailyMail).


Chim ó chết sau trận chiến với con mồi của mình. (Nguồn: DailyMail).

Và lần này quyết định tiến vào khu hồ nước để tìm miếng ăn đã khiến chim ó phải trả một cái giá rất đắt.

Khi vừa phát hiện kẻ địch, con sâm cầm mẹ bất ngờ trở nên hung hăng, nó điên cuồng lao vào chim ó dù cho bé hơn rất nhiều.

Bị bối rối trước phản ứng mãnh liệt của con mồi, chim ó không những không thể chiếm thế thượng phong mà còn trở nên luống cuống.

Ngược lại, sâm cầm mẹ liên tục vỗ mạnh cánh và lao vào kẻ thủ. Điều này khiến chim ó ướt sũng và không thể có cơ hội phản công. Tệ hơn, do bộ lông dính nước quá nhiều, nó dần bị chìm xuống nước.

Đến khoảnh khắc cuối cùng, sâm cầm tung đòn quyết định, lấy cả người đè lên kẻ đi săn thất thế.

Chim ó cuối cùng chết đuối, bị dìm chết bởi chính con mồi của mình chỉ vì sai lầm tai hại khi tấn công ngay trên "địa lợi" của sâm cầm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Nhạn biển Bắc Cực, rùa da, chuồn chuồn là ba trong số những loài động vật có những chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên.

Đăng ngày: 15/03/2025
Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Với loài rắn, dù là loại rắn bé tẹo hay hổ mang khổng lồ nọc độc chết người đều phải trải qua màn lột xác (thay da) trung bình 4 đến 8 lần trong mỗi năm. Vậy tại sao rắn phải lột xác?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News