Chim ô tác kori - Loài chim bay nặng nhất thế giới

Chim ô tác kori (Ardeotis kori) là loài chim bay nặng nhất thế giới với con đực lớn cỡ 11 - 19kg và có sải cánh 2,75m.

Sách kỷ lục Thế giới Guinness cho biết mẫu vật lớn nhất thuộc loài chim ô tác kori nặng 18,14kg. Con chim này bị bắn trúng ở Nam Phi và ghi nhận năm 1936. Theo Vườn thú quốc gia Smithsonian, chim cái nhỏ bằng một nửa con đực.

Chim ô tác kori - Loài chim bay nặng nhất thế giới
Chim ô tác kori bay giữa không trung. (Ảnh: Pixel).

Loài chim này sống ở hai khu vực riêng biệt tại Nam Phi và Đông Phi, dành phần lớn thời gian kiếm ăn trên mặt đất. Chế độ ăn của chúng khá đa dạng, bao gồm côn trùng, bò sát và chuột nhỏ tới hạt, quả mọng và rễ cây. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp chim ô tác kori vào nhóm sắp bị đe dọa và mô tả chúng là loài tĩnh lặng, chỉ di chuyển loanh quanh trong vùng.

Loài chim bay nặng thứ hai trên thế giới cũng thuộc họ ô tác. Đó là chim ô tác lớn (Otis tarda). Chúng chỉ nhẹ cân hơn chim ô tác kori một chút, với trọng lượng tối đa khoảng 6 - 18kg. Khác với chim ô tác kori không di cư và hiếm khi bay rất xa, chim ô tác lớn có hành trình di cư khứ hồi hơn 4.000km giữa nơi sinh sản ở Mông Cổ và nơi sinh sống vào mùa đông ở Trung Quốc. Chim ô tác lớn cũng thể hiện dị hình giới tính và có thể sở hữu chênh lệch kích thước lớn nhất giữa con đực và con cái trong thế giới loài chim. Con đực nặng gấp 4 lần so với con cái.

Ngược lại, loài chim nặng nhất thế giới không bay được là phân loài ở Nam Phi của chim đà điểu. Chim đà điểu Nam Phi (Struthio camelus australis) có thể nặng 156 kg. Loài động vật có vú bay được nặng nhất là cáo bay, nặng 0,5 - 1 kg, tùy theo loài cụ thể.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
New Zealand thưởng hàng trăm USD cho người diệt mèo hoang

New Zealand thưởng hàng trăm USD cho người diệt mèo hoang

Một thợ săn được thưởng 608 USD nhờ giết được con mèo lớn nhất, nặng 6,7 kg và các nhà tổ chức cuộc thi tiêu diệt mèo hoang thông báo sẽ mở rộng quy mô sự kiến trong năm tới.

Đăng ngày: 05/07/2024
Ngỗng mẹ liều mạng cứu con non khỏi vuốt đại bàng

Ngỗng mẹ liều mạng cứu con non khỏi vuốt đại bàng

Ngỗng mẹ kiên trì và dũng cảm đuổi theo tấn công đại bàng, giúp con non bị bắt có cơ hội chạy trốn tới nơi an toàn.

Đăng ngày: 05/07/2024
Nỗ lực bảo tồn loài cá nước ngọt lớn nhất Trái đất sống ở Amazon

Nỗ lực bảo tồn loài cá nước ngọt lớn nhất Trái đất sống ở Amazon

Loài Hải tượng long (Arapaima) khổng lồ dài tới 3m đã gần như biến mất tại Brazil cho đến khi cộng đồng địa phương tham gia vào nỗ lực bảo tồn loài cá nước ngọt lớn nhất Trái Đất này.

Đăng ngày: 04/07/2024
Cảnh sát Hà Lan dùng chim đại bàng chặn thiết bị bay tự hành

Cảnh sát Hà Lan dùng chim đại bàng chặn thiết bị bay tự hành

Cảnh sát Hà Lan là lực lượng cảnh sát đầu tiên trên thế giới dùng chim đại bàng để đối phó với những thiết bị bay không người lái có nguy cơ gây hại cho cộng đồng.

Đăng ngày: 03/07/2024
Nhiều động vật “độc và lạ” được phát hiện tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong

Nhiều động vật “độc và lạ” được phát hiện tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong

Nhiều loại động vật hiếm và nguy cấp nằm trong sách đỏ được phát hiện tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong qua hình thức đặt bẫy ảnh.

Đăng ngày: 02/07/2024
Những động vật nào có thể nhận ra mình trong gương?

Những động vật nào có thể nhận ra mình trong gương?

Nghiên cứu về khả năng động vật nhận ra bản thân trong gương bắt đầu vào năm 1970 và đến nay, chỉ một số ít vượt qua bài kiểm tra.

Đăng ngày: 02/07/2024
Sừng tê giác được tẩm chất phóng xạ để chống săn trộm

Sừng tê giác được tẩm chất phóng xạ để chống săn trộm

Các nhà khoa học đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng săn trộm tê giác bằng cách cấy chất đồng vị phóng xạ vào sừng tê giác.

Đăng ngày: 01/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News