Chim sẻ đã tiến hóa như thế nào trong xã hội loài người?

Chim sẻ nhà có tên khoa học là Passer domesticus, chúng là một loài chim cỡ nhỏ thuộc họ Sẻ. Người ta dễ dàng bắt gặp những con chim nhỏ, màu xám và nâu ở mọi châu lục ngoại trừ Nam Cực, nhảy quanh các thành phố, mổ thức ăn thừa trên vỉa hè, và thỉnh thoảng xua đuổi những loài chim bản địa.

Quá trình chọn lọc tự nhiên đã thay đổi hình dạng hộp sọ của và trao cho chúng kỹ năng mới là tiêu hóa tinh bột, tương tự như loài chó.


Chim sẽ cũng có thể tiêu hóa tinh bột.

Trong lịch sử, chim sẻ nhà được đề cập trong Kinh Thánh, thơ ca Trung Quốc, và chuyện cổ tích The Canterbury Tales. Tuy nhiên đến nay, việc sẻ nhà tách hẳn ra khỏi loài sẻ để gần gũi với con người vẫn là một câu hỏi bí ẩn.

Chim sẻ thường xuất hiện trên đường phố.

Khi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên, nhà khoa học Mark Ravinet và cộng sự đã thu thập thông tin về bốn loài chính trong họ Eurasian: 46 chim sẻ nhà, 43 con chim sẻ Tây Ban Nha, 31 loài chim sẻ Ý và 19 con chim sẻ Bactrianus. Họ đã phân tích giải mã DNA và so sánh trình tự di truyền của chim sẻ nhà và họ hàng hoang dã gần gũi nhất của chúng là loài Bactrianus. Nhóm đã phát hiện ra rằng nhiều vùng trong hệ gene của chim sẻ nhà đã có sự tích cực giúp chúng phát triển mạnh cùng với con người.

Dấu hiệu quan trọng nhất trong DNA của chim sẻ nhà được tìm thấy ở một khu vực với hai gene: một gene liên quan đến sự phát triển của hộp sọ và một gene khác giúp tạo ra enzyme amylase, enzyme giúp phân hủy tinh bột giống như ở người, chó và một số động vật khác. Những thay đổi này giúp sẻ nhà ăn được thức ăn nhân tạo.


Chim sẻ trở nên rất phổ biến trong những làng mạc, thành phố.

Nhóm của Ravinet có kế hoạch nghiên cứu chặt chẽ hơn về các biến thể của cả hai gene, vì họ chưa rõ làm thế nào những genư này đã làm thay đổi diện mạo và hành vi của chim. Bước tiếp theo, ông kiểm tra chế độ ăn của chim sẻ và xem liệu có thay đổi nào của hộp sọ giúp tăng lực cắn hay không, điều này sẽ giúp những con chim ăn được những hạt cứng hơn rải rác ở các trang trại của con người.


Chim sẻ có mầu lông nâu, xám đặc trưng.

Phân tích cũng cho thấy loài chim sẻ nhà và chim sẻ Bactrianus tách ra khỏi nhau khoảng 11.000 năm trước, vào đầu cuộc cách mạng đồ đá mới, khi nông nghiệp lần đầu tiên được phát triển ở Trung Đông. Nhà sinh vật học tiến hóa Samuel Andrew, người nghiên cứu chim sẻ tại Đại học Macquarie ở Sydney, Australia, cho biết công trình là một bước mới thú vị cho các nhà nghiên cứu chim, nó có thể trả lời nhiều câu hỏi về cách loài chim sẻ phân tán để thích ứng với các nơi ở khác nhau của chúng. Tuy nhiên, ông và Ravinet đồng ý rằng có thể có những thay đổi đối với các gen khác đã bị bỏ lỡ trong phân tích ban đầu này, nhưng vẫn giúp các loài chim tận dụng lợi thế của con người.

Nếu bạn sống ở một thành phố lớn, có rất nhiều động vật xung quanh bạn. Bản thân mỗi loài có một lịch sử và một câu chuyện để kể. Và chính sự tồn tại của con người làm tăng lên tính sinh động và khả năng thích nghi của các loài.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 28/04/2025
Động vật rừng Việt Nam (1)

Động vật rừng Việt Nam (1)

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Đăng ngày: 25/04/2025
Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News