Chim sẻ ký sinh nhờ trong tổ, bắt chước con non để lừa bố mẹ cho ăn

Nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng những con chim sẻ châu Phi sử dụng kỹ thuật tiến hóa đáng kinh ngạc để lừa loài chim khác nuôi con của chúng.

Theo đó, ba loài chim sẻ châu Phi đẻ trứng vào tổ của loài khác. Sau khi trứng nở, lũ chim sẻ con "sao chép" hành vi và ngoại hành của những con chim non "chính chủ".

"Sự bắt chước này đáng kinh ngạc bởi sự phức tạp của nó và rất đặc trưng cho loài", tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Gabriel Jamie tại Đại học Cambridge cho biết.

Làm việc tại các thảo nguyên ở Zambia, các nhà nghiên cứu thu thập hình ảnh, âm thanh trong bốn năm để khám phá ra chiêu trò bắt chước này.

Họ tập trung vào một nhóm chim sẻ xuất hiện trên phần lớn châu Phi được gọi là chim indigobird và whydah thuộc chi Vidua.

Chim sẻ ký sinh nhờ trong tổ, bắt chước con non để lừa bố mẹ cho ăn
Con non của chim sẻ indigobird (bên phải) có ngoại hình giống con non của chim di Jameson đáng kinh ngạc. (Ảnh: Claire Spottiswoode)

Vidua đẻ trứng vào tổ của một loài chim cỏ cụ thể. Vật chủ của chúng sau đó ấp trứng và cho con non của "kẻ lừa đảo" ăn cùng khi chúng nở.

Thông qua quan sát, các nhà khoa học phát hiện những con indigobird và whydah non bắt chước ngoại hình, âm thanh và chuyển động của lũ chim sẻ cỏ non. Chúng cũng phát triển các họa tiết đầy màu sắc bên trong miệng như chính chủ.

"Khi Vidua bắt đầu ký sinh trên một loài chim cỏ cụ thể, các dấu hiệu trên miệng không khớp lắm. Tuy nhiên trong quần thể của loài Vidua sẽ tồn tại một số biển thể do di truyền xác định trên dấu miệng với một số cá thể có ngoại hình gần với vật chủ hơn những cá thể khác", ông Jamie cho hay.

Nghiên cứu cũng cho thấy, những con Vidua có dấu hiệu trên miệng gần giống với những con chim sẻ cỏ được cho ăn nhiều hơn. Do đó, chúng dễ sống sót hơn những con khác.

“Quá trình chọn lọc tự nhiên dựa trên sự biến đổi do di truyền xác định trong dấu miệng được lặp đi lặp lại qua nhiều thế hệ với kết quả là các loài chim sẻ Vidua phát triển các dấu hiệu miệng ngày càng trùng khớp với vật chủ của chúng", ông nói.

Khi những con sẻ non Vidua được nuôi dưỡng và rời khỏi tổ, nó vẫn được mẹ ruột chăm sóc trong một thời gian ngắn trước khi hoàn toàn độc lập.

“Những con chim sẻ bố mẹ không bị tổn hại trực tiếp trong quá trình này nhưng cuối cùng chúng lãng phí rất nhiều thời gian và năng lượng để nuôi một con chim khác loài", ông Jamie cho hay.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một số "khiếm khuyết nhỏ" trong các kỹ thuật giả dạng của Vidua.

Ví dụ, trong một cặp ký sinh-vật chủ được kiểm tra, con Vidua làm tổ có những đốm bên trong miệng lớn hơn con vật chủ tương ứng của nó. Nhưng đặc điểm này giúp chúng phát ra những tiếng "xin ăn" dài hơn và to hơn.

"Điều này cho thấy có khả năng tiến hóa của Vidua để tạo ra một phiên bản phóng đại về ngoại hình và âm thanh của vật chủ", Tiến sỹ Jamie nói thêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhân năm Sửu nói về các giống trâu trên thế giới

Nhân năm Sửu nói về các giống trâu trên thế giới

Trâu là loài động vật 4 chân có sừng, thuộc họ nhai lại, bộ guốc chẵn. Trâu dùng để cày bừa, kéo xe, thồ hàng, kéo gỗ… điều đó hầu như ai cũng biết qua chương trình cấp 2.

Đăng ngày: 13/02/2021
Số phận của cá heo cô đơn nhất thế giới

Số phận của cá heo cô đơn nhất thế giới

Sau nhiều năm sống một mình trong hồ bơi tại một thủy cung bị bỏ hoang, cá heo Honey cuối cùng chết trong lặng lẽ.

Đăng ngày: 09/02/2021
Báo hoa mai vật lộn với linh dương cực khỏe, trận đấu sinh tử sẽ có kết cục ra sao?

Báo hoa mai vật lộn với linh dương cực khỏe, trận đấu sinh tử sẽ có kết cục ra sao?

Con mồi khỏe đủ sức để giẫy giụa khiến báo hoa mai cũng bị kéo theo, liệu rằng kẻ đi săn có đủ sức để hạ gục con mồi của mình.

Đăng ngày: 07/02/2021

"Đếm số" - Một trong những kỹ năng sinh tồn quan trọng của động vật hoang dã

Khả năng đếm số từng được coi là một khả năng chỉ có ở con người, ... Thế nhưng, nghiên cứu được công bố trong luận văn Trends in Ecology and Evolution thì chứng mình rằng…

Đăng ngày: 05/02/2021
Tạo phôi thai thành công từ đôi tê giác trắng phương Bắc cuối cùng

Tạo phôi thai thành công từ đôi tê giác trắng phương Bắc cuối cùng

Phôi thai từ trứng của hai con tê giác trắng phương bắc đã được tạo ra trong một phòng thí nghiệm, mang lại hy vọng loài vật này có thể được cứu khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Đăng ngày: 05/02/2021
Nặng hàng tấn nhưng voi châu Á hiếm khi bị thừa cân

Nặng hàng tấn nhưng voi châu Á hiếm khi bị thừa cân

Các chuyên gia tới từ Đại học Alabama (Anh) thực hiện các bài kiểm tra trên những con voi bị nuôi nhốt, bao gồm việc lắp chúng với một thiết bị theo dõi.

Đăng ngày: 04/02/2021
Chú chó cao nhất thế giới qua đời: Chiều cao tương đương với những siêu sao bóng rổ

Chú chó cao nhất thế giới qua đời: Chiều cao tương đương với những siêu sao bóng rổ

Chú chó cao nhất thế giới vừa qua đời sau nhiều năm sống hạnh phúc bên cạnh chủ nhân của nó ở Vương quốc Anh.

Đăng ngày: 02/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News