Chim sử dụng "vũ khí" của con người để bảo vệ tổ
Những con chim được phát hiện đã xây tổ dựa trên cấu trúc gồm nhiều vật liệu nhân tạo sắc nhọn để tạo thành một "lớp phòng thủ" kiên cố.
Gai chống chim là một dụng cụ được sử dụng tại các gia đình thành thị, nhằm xua đuổi, ngăn chặn chim (thường là chim bồ câu) lui tới, từ đó giúp toàn bộ căn nhà được an toàn và sạch sẽ. Thế nhưng, điều bất ngờ là một số loài chim chủ yếu sống ở thành thị đã học theo cách này để bảo vệ chính tổ của chúng.
Tổ chim ác là được xây bằng rất nhiều gai chống chim. (Ảnh: Hiemstra).
"Nó thật giống như một trò đùa, ngay cả với tư cách là một nhà nghiên cứu về chim", Auke-Florian Hiemstra, nhà sinh vật học tại Trung tâm đa dạng sinh học Naturalis, Hà Lan, đã thốt lên. "Đây là những tổ chim điên rồ nhất mà tôi từng thấy".
Theo mô tả của Hiemstra, những con chim được phát hiện đã xây tổ dựa trên cấu trúc gồm nhiều vật liệu nhân tạo sắc nhọn để tạo thành một "lớp phòng thủ" kiên cố. Chúng bao gồm: đinh, ốc vít, dây thép gai, ống tiêm, và tất nhiên là cả gai chống chim.
Hiemstra và nhóm của ông đã tìm thấy ít nhất 2 chiếc tổ dạng này ở Rotterdam, Hà Lan. Chúng gồm một tổ quạ được phát hiện với ít nhất 16 chiếc gai chống chim, và một chiếc tổ khác chưa hoàn thiện nằm trên một thân cây liễu.
Trước đó, một tổ chim ác là ở Glasgow, Scotland, cũng được phát hiện có khoảng 12 chiếc gai chống chim ở lớp ngoài cùng. Bên trong là nhiều dây thép gai và ốc vít.
Một tổ chim ác là khác với gai chống chim chất liệu hỗn hợp bằng kim loại và nhựa cũng được tìm thấy ở Enschede, Hà Lan.
Một tổ quạ được xây bằng gai chống chim ở Hà Lan. (Ảnh: Garry Bakker).
Nhóm nghiên cứu cho rằng, mục đích của những con chim này là muốn cải thiện khả năng phòng thủ của tổ trước những con chim quấy phá, hoặc kẻ săn mồi.
Bên cạnh khả năng tự vệ, thiết kế của gai chống chim còn giúp cố định cành cây và hỗ trợ cấu trúc tổ khá tốt. Một số loài chim có thể đã nhận ra điều này, và sử dụng chúng làm vật liệu để xây tổ khá hiệu quả.
"Việc sử dụng gai chống chim để xây tổ một cách sáng tạo cho thấy tính linh hoạt trong hành vi xây tổ và sử dụng vật liệu", Hiemstra cho biết.
Trong khi đó, nhà sinh vật học tiến hóa Zuzanna Jagiello từ Đại học Warsaw, lại bày tỏ sự lo ngại rằng những vật liệu như vậy có thể gây hại cho chim non và thậm chí cả chim trưởng thành.
"Sử dụng vật liệu nhân tạo để xây tổ, chim có thể bị vướng vào dây và gây hại cho chính mình", Jagiello nhận xét. "Không chỉ vậy, tàn dư từ những chất hóa học còn sót lại, hay vi nhựa từ vật liệu có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các bất thường về nhiễm sắc thể ở chim non".

Chú mèo “mắt kim cương” xuất hiện khiến nhiều người Thái Lan đi mua xổ số, sự thật thì sao?
Một số hình ảnh chú mèo “mắt kim cương” được đăng lên mạng xã hội khiến netizen Thái Lan chia sẻ liên tục, bảo nhau mua xổ số. Sự thật về chú mèo này là gì?

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành
Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Hổ chết trong vườn thú sẽ được xử lý thế nào?
Hổ là loài động vật xuất hiện trong văn hóa lâu đời của các nước châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam, hổ luôn là đối tượng của sự sợ hãi và hình ảnh của chúng thường tượng trưng cho sức mạnh và lòng dũng cảm.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.
