Chó bảo vệ đàn cừu khỏi báo puma tấn công

Camera chụp ảnh nhiệt ghi lại thước phim báo puma săn cừu thất bại ở vùng hoang dã Patagonia bởi đàn chó kịp thời cứu nguy.

Trong thước phim cắt từ chương trình "Animals Up Close With Bertie Gregory" của National Geographic, người xem chứng kiến những con chó ngăn báo puma tấn công đàn cừu giữa vùng rừng núi tối đen như mực. Đây là lần đầu tiên hành vi này được ghi lại bằng camera nhạy với nhiệt độ và drone, theo Live Science.


Báo puma nhằm vào đàn cừu trong trang trại. (Ảnh: National Geographic).

Trong phần phim tên "Patagonia Puma", Gregory, một nhà thám hiểm National Geographic, và đoàn quay phim đặt chân tới vùng núi hẻo lánh thuộc khu vực Patagonia ở nam Chile. Mục tiêu của họ là quay phim đời sống của báo puma (Puma concolor) và thách thước mà chúng phải đối mặt, bao gồm cùng sinh tồn với nông dân, những người thường giết báo puma săn gia súc.

Trong video quay ở một trang trại cừu vào nửa đêm, Gregory và cộng sự Sam Stewart sử dụng camera chụp ảnh nhiệt và drone để quan sát trong bóng đêm. Ở đỉnh sống núi, họ trông thấy một con báo puma rón rén bò xuống sườn núi, nhằm thẳng vào đàn cừu. Những con cừu hoàn toàn không biết con báo ở đó. Báo puma dễ dàng nhảy qua hàng rào trang trại và sẵn sàng giết mồi, nhưng những con chó đã đánh hơi thấy nguy hiểm và bắt đầu sủa vang. Báo puma không còn lựa chọn nào khác ngoài lùi lại và nhảy qua hàng rào để rút lui lên ngọn đồi.

Săn báo puma bị cấm ở Chile từ đầu thập niên 1980 nhưng đôi khi vẫn diễn ra ở khu đất tư nhân. Các dự án bảo tồn đang làm việc với nông dân để sử dụng phương tiện bảo vệ cừu không gây tử vong, bao gồm hàng rào, vòng cổ theo dõi và chó canh gác như chó chăn cừu Maremma và Great Pyrenee, những giống chó khỏe có lớp lông dài và dày, phù hợp để sống trong môi trường lạnh giá ở Patagonia.

Thước phim của National Geographic cho thấy bầy chó hoạt động hiệu quả. "Nếu nông dân bắn báo puma, lãnh thổ của nó sẽ nhanh chóng bị chiếm cứu bởi con báo khác ở lân cận và vấn đề tiếp diễn. Ở một trang trại từng giết 100 con báo puma mỗi năm, sau khi sử dụng chó bảo vệ cừu, nông dân chỉ mất hai con cừu", Gregory cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 28/04/2025
Đằng sau bức ảnh rùa khổng lồ

Đằng sau bức ảnh rùa khổng lồ "Chonkosaurus" gây sốt mạng xã hội

Rùa ngoạm khổng lồ "Chonkosaurus" - được phát hiện trên sông Chicago, bang Illinois hôm 5/5 - đã thu hút sự chú ý của hàng nghìn người trên mạng xã hội.

Đăng ngày: 28/04/2025
Động vật rừng Việt Nam (1)

Động vật rừng Việt Nam (1)

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Gaur: Loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã

Gaur: Loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã

Gaur, còn được gọi là "bò rừng Ấn Độ" hay bò tót, là loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã. Chúng là họ hàng gần của gia súc thuần hóa.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News