Đi bắt cá, người đàn ông suýt chết vì bị cá "trả thù"

Vài ngày trước, một người đàn ông ở Phatthalung, Thái Lan đi bắt cá bằng mũi giáo. Trong lúc lặn ngụp dưới sông, vì mệt và thiếu khí, anh trồi lên mặt nước để há miệng thở. Nào ngờ, đúng lúc này một con cá nhảy lên, chui thẳng vào họng anh.

Bàng hoàng và không phản ứng kịp, người đàn ông vô tình để con cá mắc kẹt trong cổ họng mình. Khi anh cố kéo nó ra, con cá không chịu nhảy khỏi miệng mà liên tục quẫy mình, cố chui vào cổ họng, giống như trả thù việc bị bắt giết, khiến anh không thể thở được, rơi vào tình huống nguy hiểm.


Con cá rô phi chui vào trong họng người đàn ông khi anh há miệng để thở.

May mắn thay, một người dân gần đó phát hiện có điều không ổn liền vội vàng ứng cứu, đưa người bắt cá đến bệnh viện. Qua chụp X-quang, bác sĩ nhìn thấy trong cổ họng bệnh nhân một con cá rô phi dài khoảng 12,7 cm, sống lưng, đuôi và vây đều được bao phủ bởi những chiếc gai nhọn. Nó mắc kẹt giữa cổ họng và khoang mũi bệnh nhân, rất nguy hiểm.

Trong quá trình làm tiểu phẫu để lấy con cá ra khỏi cổ họng bệnh nhân, các bác sĩ phải cẩn thận từng li từng tí. Mất cả tiếng đồng hồ, họ mới lấy ra được con cá dính đầy máu. Vây cá nhọn và sắc đã làm tổn thương cổ họng của người đàn ông.

Sermsri Pathompanichrat, phát ngôn viên của bệnh viện, cho biết khả năng xảy ra tai nạn trên rất thấp và suốt mấy chục năm hành nghề, ông chưa từng gặp trường hợp tương tự. Các bác sĩ đã làm hết sức mình để giảm thiểu tổn thương cho bệnh nhân. Người đàn ông đang hồi phục.

Thông tin trên khi được truyền thông đăng tải lập tức khiến cộng đồng mạng bàn tán xôn xao. Đa số mọi người đều ngạc nhiên đến không thể tin nổi, không ngờ người ta có thể xui xẻo đến vậy. Nhiều người còn đùa rằng có lẽ người đàn ông bị trả thù vì đã bắt giết quá nhiều cá dưới sông.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"

Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Đăng ngày: 31/03/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
“Một bầy tang tình con xít“: Không ngờ con xít đẹp thế này

“Một bầy tang tình con xít“: Không ngờ con xít đẹp thế này

"Trống cơm" là bài dân ca nổi tiếng mà ai cũng từng nghe. Trong bài này có câu "một bầy tang tình con xít, ớ mấy lội, lội, lội sông ớ mấy đi tìm em nhớ thương ai…”. Vậy con xít là con gì?

Đăng ngày: 26/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News