Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2
Cánh đồng cỏ biển tại Tây Australia thực chất chỉ do một cây con nhân bản, phát triển bền bỉ qua các thay đổi môi trường trong suốt 4.500 năm.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tây Australia và Đại học Flinders phát hiện cánh đồng cỏ ruy băng Poseidon (Posidonia australis) ngoài khơi Tây Australia bao phủ diện tích 200km2. Toàn bộ cánh đồng phát triển chỉ từ một cây con, lan rộng bằng cách nhân bản chính mình. Do đó, đây nhiều khả năng là thực vật lớn nhất thế giới. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B hôm 25/5.
Một phần của cánh đồng cỏ biển hiện là thực vật lớn nhất thế giới. (Ảnh: Đại học Tây Australia)
Ban đầu, nhóm nhà khoa học tiến hành chuyến nghiên cứu về sự đa dạng di truyền của các cánh đồng cỏ biển ở vịnh Shark. Họ lấy mẫu các chồi non từ khắp nơi trong khu vực, thuộc nhiều môi trường khác nhau, sau đó kiểm tra 18.000 dấu hiệu di truyền để lập hồ sơ về thực vật.
"Kết quả thu được khiến chúng tôi kinh ngạc. Đó là chỉ có một! Một cây đã lan tới hơn 180km ở vịnh Shark, trở thành thực vật lớn nhất từng ghi nhận trên Trái đất. Cánh đồng cỏ ruy băng rộng 200km2 có vẻ đã phát triển từ một cây con đơn lẻ", Jane Edgeloe, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Cỏ ruy băng Poseidon lập kỷ lục mới một cách thuyết phục, ít nhất là xét theo diện tích. Kỷ lục cũ về thực vật lớn nhất thế giới thuộc về cây dương lá rung Pando ở Utah, Mỹ. Cây này đã nhân bản chính mình thành một cộng đồng kết nối với nhau bởi cùng một hệ thống rễ. Pando lan rộng trong diện tích 0,4km2, nghĩa là cánh đồng cỏ biển rộng gấp hơn 400 lần. Tuy nhiên, Pando có thể lớn hơn xét về sinh khối.
Nhóm chuyên gia ước tính cỏ ruy băng Poseidon ở Australia ít nhất đã 4.500 tuổi. Họ cũng tìm ra cách nó xoay xở để đối phó với những thay đổi của môi trường dù thiếu sự đa dạng di truyền. Nó là thực vật đa bội, nghĩa là thực sự chứa hai bộ gene đầy đủ từ thực vật bố mẹ thay vì chỉ nhận hai nửa.
"Thực vật đa bội thường sống ở những nơi có các điều kiện môi trường khắc nghiệt, thường không thể sinh sản bình thường, nhưng vẫn có thể tiếp tục phát triển nếu không bị quấy nhiễu và cánh đồng cỏ biển khổng lồ này đã làm được điều đó. Kể cả khi không ra hoa và tạo hạt thành công, nó có vẻ vẫn rất bền bỉ, trải qua nhiều mức nhiệt và độ mặn khác nhau, cộng thêm điều kiện ánh sáng khắc nghiệt - những yếu tố gây căng thẳng cho hầu hết thực vật", tiến sĩ Elizabeth Sinclair, tác giả cao cấp của nghiên cứu, giải thích.
Nhóm nghiên cứu dự định tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về cỏ ruy băng Poseidon để khám phá thêm những bí mật về cách nó sinh trưởng.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?
Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả
Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới
Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Con rết "dài phá kỷ lục thế giới" ở Đà Nẵng
Anh Vũ Hồng Phương, 28 tuổi ở đường Nguyễn Tri Phương, phường Thạc Rán, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng cho biết, cách đây vài ngày anh có thấy một con rết chạy vào sân nhà.
