Chờ đón bữa tiệc sao băng 2010

Ngắm được những trận mưa sao băng hoàn chỉnh là điều mà nhiều người mong đợi. Lịch trình những trận mưa sao băng lớn nhất năm 2010 được liệt kê để mọi người chuẩn bị cho những sự kiện này.

Chờ đón những trận mưa sao băng lớn vẫn là điều gây thích thú không chỉ đối với những giới chuyên môn trong lĩnh vực thiên học nhằm quan sát sự thay đổi của các chòm sao. Nó còn là niềm đam mê của rất nhiều người yêu thích bầu trời và các hiện tượng thiên văn độc đáo.

Năm 2010 hứa hẹn khoảng 7 trận mưa sao băng lớn bắt đầu từ trận mưa Quadrantids vào đầu tháng Một năm nay.

Đối với những người chuyên ngắm sao băng, việc tìm kiếm những khu vực không bị ảnh hưởng bởi ánh đèn của thành phố là điều quan trọng nhất. Khi đó, bạn có thể quan sát và tìm kiếm những ngôi sao băng bất cứ đâu trên bầu trời. 

Chờ đón bữa tiệc sao băng 2010

Mưa sao băng Geminids được đánh giá là hiện tượng sao băng đẹp nhất trong năm. Trong ảnh là trận mưa sao bằng Geminids diễn ra ngày 14/12/2009. Bức ảnh được sinh viên Babak chụp tại làng Abyaneh, dãy núi Zagros, Iran.


Con đường của sao băng rơi sẽ xuất phát từ phía chòm sao mà trận mưa sao băng mang tên, điểm gốc đó gọi là nguồn sáng. Ví dụ, trận mưa sao băng Leonid sẽ xuất hiện từ chòm sao Leo (Sư tử). Cái tên của nó cũng mang tính hình tượng nhằm giúp người xem có được hướng dẫn hữu ích, nhưng không phải là nguồn cội của những ngôi sao băng.

Còn một lưu ý, mặt trăng lúc này sẽ không phải là người bạn tốt của những người muốn ngắm sao băng. Ánh sáng phản chiếu từ ánh trăng cũng giống như ánh đèn trong thành phố, làm việc quan sát rất khó khăn.

Hai trận mưa sao băng lớn trong năm nay là Perseids và Geminids sẽ trùng vào kì trăng tròn, nhưng nhiều người vẫn hy vọng có thể quan sát được nhiều sao băng.

Sau đây là bảy trận mưa sao băng chủ yếu năm 2010:

Mưa sao băng Lyrids

Nguồn gốc: từ sao chổi mang kí hiệu C/1861 G1 Thatcher
Nơi xuất phát: chòm sao Lyra (Thiên Cầm), mọc ở phía Đông Bắc vào 22h.
Thời gian: từ 16 đến 25/4
Đỉnh điểm: Sáng sớm ngày 22/4
Số lượng sao băng đếm được: xấp xỉ 15 sao băng mỗi giờ
Thời gian quan sát tốt nhất: 1-2h
Vận tốc sao băng: 48 km/giây
Chúng sẽ để lại những vệt sáng có thể quan sát trong vài giây.

Mưa sao băng Eta Aquarids

Nguồn gốc: từ sao chổi 1P Halley
Nơi xuất phát: chòm sao Bảo Bình
Thời gian: từ 28/4 đến 21/5
Đỉnh điểm: Sáng sớm ngày 6/5
Số lượng sao băng đếm được: 60 sao băng mỗi giờ (ở Bán cầu Nam), 15 sao băng ở Bán cầu Bắc
Thời gian quan sát tốt nhất: Trước bình minh
Vận tốc sao băng: 67 km/giây

Mưa sao băng Delta Aquarids

Nguồn gốc: Chưa xác định được sao chổi
Nơi xuất phát: chòm sao Bảo Bình
Thời gian: 14/7 đến 18/8
Đỉnh điểm: không có đỉnh điểm rõ ràng, nhưng thường quanh đêm 30/7
Số lượng sao băng đếm được: khoảng 15 sao băng ở Bán cầu Bắc
Thời gian quan sát tốt nhất: khoảng 4-5h
Vận tốc sao băng: 42 km/s

Mưa sao băng Perseids

Nguồn gốc: từ sao chổi 109P/Swift-Tuttle
Nơi xuất phát: chòm sao Tráng Sĩ
Thời gian: Bắt đầu từ đầu tháng 8
Đỉnh điểm: đêm ngày 12 và 13/8
Số lượng sao băng đếm được: xấp xỉ 50 sao băng mỗi giờ
Thời gian quan sát tốt nhất: cả đêm vì không trăng
Vận tốc sao băng: 61 km/giây

Đây được đánh giá là trận mưa sao băng lớn và sáng nhất trong năm nay do điều kiện quan sát thuận lợi và số mưa sao băng mỗi giờ rất lớn.

Mưa sao băng Orionids

Nguồn gốc: từ sao chổi 1P/ Halley
Nơi xuất phát: từ phía bắc chòm sao Orion
Thời gian: 4/10 đến ngày 14/11
Đỉnh điểm: Đêm ngày 22/10
Số lượng sao băng đếm được: 15 sao băng một giờ
Thời gian quan sát tốt nhất: khoảng từ 4-5h
Vận tốc sao băng: 68 km/s

Mưa sao băng Leonids

Nguồn gốc: từ sao chổi 55P/Tempel-Tuttle
Nơi xuất phát: chòm sao Sư Tử
Thời gian: từ 7-28/11
Đỉnh điểm: Đêm ngày 17-18/11
Số lượng sao băng đếm được: xấp xỉ 15 sao băng mỗi giờ
Thời gian quan sát tốt nhất: Điều kiện quan sát rất tốt, nên có thể quan sát từ nửa đêm tới bình minh
Vận tốc sao băng: 71 km/giây

Mưa sao băng Geminids

Nguồn gốc: Sao chổi 3200 Phaethon
Nơi xuất phát: chòm sao Song Tử
Thời gian: từ 4-16/12
Đỉnh điểm: Đêm ngày 13-14/12
Số lượng sao băng đếm được: xấp xỉ 50 sao băng một giờ
Thời gian quan sát tốt nhất: 2h
Vận tốc sao băng: 35 km/giây

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News