Chó robot hỗ trợ công việc lâm nghiệp ở Nhật Bản

Nhật Bản đang thử nghiệm một mẫu robot do Boston Dynamics phát triển để giải quyết tình trạng thiếu lao động trong ngành lâm nghiệp.


Chó robot hoạt động thử nghiệm trong môi trường rừng ở Nhật Bản. Video: SoftBank

Đoạn video được chia sẻ bởi tập đoàn viễn thông SoftBank của Nhật Bản cho thấy robot 4 chân màu vàng băng băng vượt dốc, sau đó diễu hành qua một nền rừng đầy gốc và cành cây khô. Nó thậm chí còn leo lên một gốc cây và bước xuống mà không cần trợ giúp.

Đây là một phần trong cuộc thử nghiệm do Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp và Lâm sản Nhật Bản (FFPRI) và SoftBank phối hợp thực hiện. Mục tiêu là tìm ra giải pháp cho tình trạng thiếu lao động kinh niên của Nhật Bản trong ngành lâm nghiệp. Nếu thành công, nó có thể tăng cường tái trồng rừng ở nước này và giúp Nhật Bản đạt được mục tiêu trung hòa carbon.

Cuộc thử nghiệm sẽ xác minh xem liệu mẫu chó robot "Spot" do công ty Boston Dynamics của Mỹ sản xuất có khả năng tuần tra, giám sát và vận chuyển hàng hóa qua các khu vực có rừng hay không. Điều này bắt đầu bằng cách xác nhận loại bề mặt nào mà nó có thể đi qua.

Các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng wifi và liên lạc vệ tinh để các robot - được cài đặt công nghệ định vị độ chính xác cao và liên kết Internet - có thể tự động điều hướng và thực hiện nhiệm vụ trong rừng.

Việc chạy thử sẽ được tiến hành thêm hai lần nữa trước cuối năm nay: một ở thị trấn Shimokawa trên đảo Hokkaido và một ở đô thị Tsukuba thuộc tỉnh Ibaraki.

Công việc lâm nghiệp hiện nay chủ yếu là thủ công, nhưng công nhân ngày càng già đi và giảm số lượng, vì vậy các nhà nghiên cứu hy vọng chó robot có thể giúp con người giám sát và duy trì các khu rừng của Nhật Bản.

Trong những năm gần đây, chính phủ Nhật Bản đã ủng hộ các sáng kiến "lâm nghiệp thông minh", sử dụng robot và các công nghệ khác để cải thiện thông tin liên lạc, nỗ lực trồng rừng và khắc phục hậu quả thiên tai.

Với sự gia tăng nhu cầu về gỗ, khoảng một nửa diện tích rừng nhân tạo của Nhật Bản đã sẵn sàng để khai thác. Tuy nhiên, các kế hoạch trồng rừng đang bị cản trở do thiếu hụt lao động.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vị thần bí ẩn

Vị thần bí ẩn "chúa tể của vũ trụ" tại thị trấn La Mã cổ đại Palmyra là ai?

Danh tính của một vị thần vô danh được mô tả trong các dòng chữ ở thành phố cổ Palmyra, nằm ở Syria ngày nay, từ lâu đã khiến các nhà khoa học bối rối.

Đăng ngày: 16/07/2022
Cơ thể người có thể phát ra ánh sáng?

Cơ thể người có thể phát ra ánh sáng?

Các nhà cận tâm lý cho rằng mọi người và vật đều có khả năng phát hào quang, tuy nhiên có nhiều mức độ khác nhau và không phải ai cũng nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 16/07/2022
Bất ngờ phát hiện chân dung Van Gogh ẩn sau bức họa hơn 100 năm

Bất ngờ phát hiện chân dung Van Gogh ẩn sau bức họa hơn 100 năm

Nhân viên tại Bảo tàng Quốc gia Scotland bất ngờ phát hiện chân dung của danh họa Van Gogh ẩn sau bức họa của chính ông được vẽ cách đây hơn 100 năm.

Đăng ngày: 15/07/2022
Mạ môi - Tập quán

Mạ môi - Tập quán "độc nhất vô nhị" ở châu Phi

Mạ môi là một phương pháp chỉnh sửa cơ thể phổ biến ở nhiều bộ tộc châu Phi, đặc biệt là phụ nữ ở Eritrea, Ethiopia và Sudan.

Đăng ngày: 15/07/2022
Nguồn gốc dị không tưởng của các từ ngữ được dùng phổ biến hiện nay, bạn chắc chắn sẽ bất ngờ

Nguồn gốc dị không tưởng của các từ ngữ được dùng phổ biến hiện nay, bạn chắc chắn sẽ bất ngờ

Ngày nay, những từ tiếng Anh như " deadline" được sử dụng phổ biến trong giới văn phòng. Vậy nguồn gốc của chúng từ đâu mà ra và có gì thú vị?

Đăng ngày: 15/07/2022
Không phải dầu mỏ hay nước, chuyên gia cảnh báo đây mới là tài nguyên sắp cạn kiệt

Không phải dầu mỏ hay nước, chuyên gia cảnh báo đây mới là tài nguyên sắp cạn kiệt

Khi cả thế giới mải tập trung vào việc tìm kiếm mỏ dầu, nguồn nước sạch nhưng chúng ta đã quên mất rằng một tài nguyên quan trọng khác sắp cạn kiệt.

Đăng ngày: 14/07/2022
Con người có thể phân thân hay không?

Con người có thể phân thân hay không?

Thực ra thuật phân thân cũng có một nguồn gốc từ thực tại. Con người xưa kia thường tin vào một vị thần có sức mạnh tuyệt đối nào đó.

Đăng ngày: 14/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News