Choáng váng phát hiện bí mật lớn của Nam Cực giấu dưới lớp băng
Các nhà nghiên cứu đã ghi lại được hình ảnh về một sinh vật kỳ lạ sống bên dưới lớp băng ở Nam Cực trong quá trình quay một chương trình mới của Đài BBC.
Nam Cực là lục địa cực nam của Trái đất.Sa mạc băng giá là nơi sinh sống và làm việc của khoảng 1.000 nhà khoa học trong điều kiện -90C, khi họ cố gắng hiểu thêm về lịch sử Trái đất và biến đổi khí hậu.
Sinh vật kỳ quái được tìm thấy bên dưới lớp băng.
Vào đầu tháng này, Sir David Attenborough - người dẫn chương trình kỳ cựu của BBC - đã đưa người xem đến Nam Cực khám phá một bất ngờ lớn trong tập đầu tiên của loạt phim mới của ông.
Để quan sát một số động vật tại sa mạc băng giá này, đoàn làm phim đã đặt camera dưới băng của Nam Đại Dương và đã thấy những vùng nước tràn ngập sinh vật biển.
Sir David cho biết: “Mùa đông đang đến và Nam Cực hiện nay đang trải qua một biến đổi lớn, mỗi ngày 40.000 dặm vuông biển sẽ đóng băng và tới cuối mùa đông, lục địa này sẽ tăng gấp đôi kích thước".
Đây là sa mạc băng giá lớn nhất thế giới, nhưng bề mặt đóng băng ẩn giấu một bí mật lớn.
Có thể phía trên mặt băng quá buốt giá, nhưng bên dưới nó, điều kiện ổn định đến mức sự sống ngày càng đa dạng hóa qua hàng thiên niên kỷ.
Sinh vật kỳ quái được phát hiện.
"Các sinh vật ở đây phát triển đến kích thước lớn như những con giun Nemertea săn mồi dài tới 3 mét", Sir David cho biết.
Tuy nhiên, có một sinh vật đặc biệt nổi bật hơn so với phần còn lại. Đó là những con sên biển.
"Sên biển là loài lưỡng tính và mỗi cá thể có cả cơ quan sinh dục nam và nữ. Vì vậy, để giao phối, một con sên biển chỉ cần tìm một con sên biển khác. Nhưng đây là một thách thức khi đôi mắt nhỏ của chúng hầu như không thể nhìn thấy gì. Tuy nhiên, sau khi thụ tinh cho nhau thành công, cả hai sẽ sinh con. Chúng sẽ không cần phải quan tâm tới giới tính của con mình", Sir David chia sẻ.