Chốc mép: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chốc mép là căn bệnh về da liễu thường gặp phổ biến khi thời tiết lạnh. Bệnh có khả năng lây nhiễm và gặp nhiều ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh hoàn toàn có khả năng tái phát và lây lan.

Bệnh chốc mép hay lở mép là tình trạng xảy ra khi mà một hoặc hai bên mép miệng bị bong tróc da, viêm lên và bị đau. Tình trạng bệnh có thể kéo dài vài ngày thậm chí vài tuần, bệnh chốc mép có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Ngoài ra, đây là căn bệnh phổ biến thường hay gặp trong mùa lạnh, người bệnh không chú ý đến sức khỏe rất dễ mắc phải.

Nguyên nhân gây bệnh chốc mép

  • Do virus Herpes xuất hiện ở mọi nơi, nhất là khi cơ thể của bạn đang bị suy yếu do cúm, ốm,...
  • Cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất và vitamin trong mùa lạnh, đặc biệt là nhóm vitamin B. 
  • Do cơ thể thiếu nước khi mà lượng nước bổ sung hàng ngày ít
  • Khi môi, mép miệng bị khô, bạn thường liếm vào để bớt khô. Tuy nhiên hành động này vô tình khiến vi khuẩn có thể phát triển mạnh hơn.

Dấu hiệu bệnh chốc mép

  • Có mụn nước xuất hiện trên da khu vực mép miệng, mũi hoặc da mặt.
  • Mép miệng bị sưng đỏ, thậm chí có chảy máu.
  • Xuất hiện vảy trên da khu vực mép miệng khiến môi khô và nứt nẻ
  • Cảm giác nóng rát ở môi, miệng, gây cảm giác khó khăn trong chuyện ăn uống
  • Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh phát triển nặng hơn sang thể ecthyma.
  • Thể ecthyma xuất hiện các bọng nước lớn chứa nhiều dịch, gây đau rát, khi vỡ tạo thành các vết loét.

Hình ảnh bệnh chốc mép

Chốc mép: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Giai đoạn chớm bị bệnh.

Chốc mép: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Giai đoạn bệnh chuyển sang thể ecthyma.

Những cách chữa trị bệnh chốc mép

1. Cách chữa chốc mép tại nhà theo dân gian

Trong trường hợp bệnh ở thể nhẹ, vết loét chưa lan rộng và gây đau rát quá nhiều, bạn hoàn toàn có thể chữa trị tại nhà bằng những cách sau đây:

  • Chữa chốc mép bằng nha đam: Gel từ nha đam có tác dụng sát khuẩn và ngăn ngừa lở loét nặng nề hơn. Người bệnh chỉ cần thoa trực tiếp gel nha đam lên khu vực mắc bệnh là được.
  • Chữa chốc mép bằng chuối và mật ong: Mật ong có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Bạn có thể ăn hỗn hợp chuối và mật ong hoặc là bôi trên vết loét để giảm thiểu tình trạng bệnh.
  • Chữa chốc mép bằng tinh dầu dừa hoặc dầu olive: Nhờ khả năng sát khuẩn nhanh, giảm đau rát và làm lành vết thương giúp 2 loại dầu này được người bệnh tin dùng. Thoa dầu mỗi ngày từ 2 đến 3 lần lên khu vực bị bệnh sẽ cho kết quả khả quan.
  • Chữa chốc mép bằng dưa leo: Dưa leo có tính chất mát và sát khuẩn tốt, hoàn toàn có thể sử dụng để đắp trên vùng bị tổn thương.
  • Chữa chốc mép bằng nước muối loãng: Cách cơ bản giúp sát trùng vết thương và lở loét rất hiệu quả. Bạn chỉ việc rửa khu vực bị bệnh bằng nước muối hàng ngày.

2. Sử dụng thuốc điều trị bệnh

  • Chốc mép bôi thuốc gì? Bạn có thể sử dụng loại thuốc bôi có chứa kháng sinh như Mupirocin hoặc Bactroban, Acyclovir để điều trị. Những loại thuốc này đều được bác sĩ chỉ định sử dụng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
  • Những loại thuốc đường uống: Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc uống trong trường hợp bôi ngoài da không hiệu quả. Bạn nên đi khám tại bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn thuốc điều trị bệnh chốc mép đúng nhất.

Cách phòng ngừa bệnh chốc mép hiệu quả

  • Tránh ăn những đồ ăn cay nóng, vì nó có thể gây kích ứng trên da.
  • Không dùng chung khăn mặt, đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin nhóm B.
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày.
  • Dùng kem dưỡng ẩm da mặt khi vào mùa lạnh để hạn chế tình trạng khô da và bong tróc.
  • Nếu tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, phải liên hệ với bác sĩ để điều trị bệnh kịp thời.

Nhìn vào mép và thấy thứ này, đó là dấu hiệu cơ thể bạn đang "báo động"

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trẻ em hiếu động và nghịch ngợm là chuyện bình thường, tuy nhiên nếu trẻ có mức độ hoạt động quá mức thì lại là một bệnh và cần được can thiệp sớm.

Đăng ngày: 29/12/2019
Viêm mũi có mủ là gì?

Viêm mũi có mủ là gì?

Viêm mũi mủ là tình trạng sung huyết đỏ ở niêm mạc mũi, mủ mũi sẽ tiết ra nhiều chất nhờn, có thể chất nhờn đặc đi lẫn với mủ vàng xanh và có mùi hôi thối.

Đăng ngày: 20/12/2019
Tinh trùng loãng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tinh trùng loãng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tinh trùng loãng (hay còn gọi là tinh dịch loãng) là căn bệnh làm suy giảm khả năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên vẫn rất ít người hiểu rõ tinh trùng loãng là như thế nào?

Đăng ngày: 10/12/2019
Chấn thương rách cơ đùi nguy hiểm thế nào?

Chấn thương rách cơ đùi nguy hiểm thế nào?

Cơ đùi nếu tổn thương nặng, rách hoặc đứt cơ sẽ nghe thấy tiếng đứt 'phựt', đau dữ dội, mất hoàn toàn chức năng, cần phải nhập viện.

Đăng ngày: 09/12/2019
Ói ra máu là bệnh gì?

Ói ra máu là bệnh gì?

Đôi khi bạn hoặc người xung quanh nôn lẫn máu nhưng không hiểu ói ra máu là bệnh gì và có nguy hiểm hay không. Đây là dấu hiệu của nhiều loại bệnh nguy hiểm cần lưu ý.

Đăng ngày: 03/12/2019
Nổi mụn ở mí mắt trên do đâu?

Nổi mụn ở mí mắt trên do đâu?

Nổi mụn ở mí mắt không nguy hiểm nhưng thường khiến người mắc bệnh khó chịu.

Đăng ngày: 02/12/2019
Nổi hạch nách là dấu hiệu bệnh gì?

Nổi hạch nách là dấu hiệu bệnh gì?

Hạch nách có thể do tiêm vắc xin lao hoặc bị viêm nhiễm, nhiễm trùng, HIV-AIDS, Brucella và ung thư.

Đăng ngày: 02/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News