Chồn possum nhỏ nhất tái xuất sau thảm họa cháy rừng

Các nhà bảo tồn tìm thấy con chồn possum lùn Tasmania đầu tiên trên đảo Kangaroo kể từ khi cháy rừng thiêu rụi phần lớn môi trường sống của chúng.

Chồn possum lùn Tasmania (Cercartetus lepidus) là thành viên nhỏ nhất trong tất cả các loài chồn possum từng được biết đến với chiều dài chỉ từ 6,6 đến 7,5 cm và nặng khoảng 7 gram. Chúng chủ yếu phân bố trên hai hòn đảo Tasmania và Kangaroo, cùng với một khu vực nhỏ ở bang Victoria và South Australia.

Chồn possum nhỏ nhất tái xuất sau thảm họa cháy rừng
Chồn possum lùn Tasmania tái xuất trên đảo Kangaroo. (Ảnh: Kangaroo Island Land for Wildlife).

Do kích thước tí hon và phạm vi sống hạn chế, loài thú có túi này rất khó tìm và nghiên cứu, đặc biệt là từ mùa hè năm ngoái, khi cháy rừng thiêu rụi tới 88% môi trường sống tự nhiên của chúng.

Trong một nỗ lực phục hồi quần thể động vật hoang dã ở Australia, tổ chức bảo tồn Kangaroo Island Land for Wildlife đã báo cáo phát hiện một con chồn possum lùn Tasmania trên đảo Kangaroo vào đầu tuần trước. Đây là cá thể đầu tiên của loài được tìm thấy kể từ sau thảm họa cháy rừng.

"Hiện tại, chúng bị đe dọa nghiêm trọng và đang trong giai đoạn dễ bị tổn thương nhất do mất môi trường sống. Ngay cả khi rừng cây tái sinh, chúng tiếp tục phải đối mặt với động vật ngoại lai và những kẻ săn mồi tự nhiên như mèo hoang", nhà sinh thái học Pat Hodgens cho hay.

Chồn possum nhỏ nhất tái xuất sau thảm họa cháy rừng
Chồn possum lùn Tasmania chỉ nặng khoảng 7 gram. (Ảnh: Kangaroo Island Land for Wildlife).

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 20 địa điểm trên đảo Kangaroo và phát hiện thêm một số loài động vật bản địa khác bao gồm chuột vòi nâu phương nam, chuột bụi rậm Australia, cáo túi đuôi chổi, chuột túi wallaby và một loài chồn possum lùn khác có tên khoa học là Cercartetus concinnus.

"Đây là một tin tuyệt vời, nhưng vẫn còn một số loài quý hiếm khác chưa được phát hiện như chuột đầm lầy bản địa. Tất cả các nỗ lực khảo sát diện rộng và đặt bẫy camera đều chưa xác định được cá thể nào", Hodgens cho biết thêm.

Các nhà bảo tồn nhấn mạnh có thể phải mất nhiều năm hoặc thậm chí là nhiều thập kỷ nữa để hệ động vật hoang dã của Australia phục hồi quần thể như trước đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài kỳ giông mới có màu đỏ rực

Phát hiện loài kỳ giông mới có màu đỏ rực

Bảo tàng Khoa học Tự nhiên North Carolina báo cáo phát hiện một loài kỳ giông chưa từng được mô tả sống tại các con suối và khe nước nhỏ ở vùng Sandhills.

Đăng ngày: 14/12/2020
Con người không phải là động vật duy nhất biết tự dùng thuốc

Con người không phải là động vật duy nhất biết tự dùng thuốc

Nghiên cứu cho thấy chim sẻ và các động vật khác cũng sử dụng thực vật để tự chữa bệnh.

Đăng ngày: 14/12/2020
Chân dung các loài chim quý hiếm, tuy đơn giản nhưng lại tuyệt đẹp

Chân dung các loài chim quý hiếm, tuy đơn giản nhưng lại tuyệt đẹp

Dưới đây là chân dung của 24 loài chim quý hiếm, có những loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Tim Flach.

Đăng ngày: 12/12/2020
Loài cá kỳ lạ biết thuần hóa tôm

Loài cá kỳ lạ biết thuần hóa tôm

Các nhà nghiên cứu phát hiện ví dụ đầu tiên về động vật thuần hóa loài khác, đó là cá thia vây dài chiêu mộ tôm nhỏ chăm sóc trang trại tảo của chúng.

Đăng ngày: 12/12/2020
Phát hiện loài rắn vảy óng ánh ở Việt Nam

Phát hiện loài rắn vảy óng ánh ở Việt Nam

Nhóm nghiên cứu quốc tế bắt gặp con rắn có những vảy màu sẫm óng ánh khi tìm hiểu đa dạng sinh quyển ở vùng rừng thuộc tỉnh Hà Giang năm 2019.

Đăng ngày: 10/12/2020
Hàng trăm con kền kền đen xâm chiếm thị trấn Mỹ

Hàng trăm con kền kền đen xâm chiếm thị trấn Mỹ

Một thị trấn ở bang Pennsylvania đang đau đầu tìm cách đối phó với đàn kền kền di cư nán lại lâu hơn do biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 10/12/2020
Không ăn uống suốt 8 tháng, sóc đất Bắc Cực làm thế nào để sống?

Không ăn uống suốt 8 tháng, sóc đất Bắc Cực làm thế nào để sống?

Sóc đất Bắc cực có thể tái chế chất dinh dưỡng của cơ thể trong quá trình ngủ đông kéo dài hàng tháng trời.

Đăng ngày: 09/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News