Chọn và dùng kem chống nắng đúng cách

Kem có SPF từ 4 đến 8 chống nắng vừa phải; SPF từ 20 đến 30 giúp che chở cháy da rất tốt, không làm sạm da.

Kem chống nắng, là một loại kem dưỡng da, xịt, gel hoặc các sản phẩm đặc trị khác giúp hấp thụ hoặc phản xạ một số bức xạ tia cực tím (UV) của mặt trời và do đó giúp chống lại cháy nắng. Sử dụng siêng năng kem chống nắng cũng có thể làm chậm hoặc tạm thời ngăn ngừa sự phát triển của nếp nhăn, nốt ruồi và da chảy xệ.

Tùy thuộc vào chế độ tác động, kem chống nắng có thể được phân loại thành kem chống nắng vật lý (nghĩa là những loại phản chiếu ánh sáng mặt trời) hoặc kem chống nắng hóa học (tức là những loại chống lại tia cực tím).

Các bức xạ UVB có độ dài sóng 280-320 nanomet làm sạm da, cháy da. Bức xạ UVA có độ dài sóng 320-400 nanomet chỉ làm sạm da. Da người nhạy cảm với các bức xạ có độ dài sóng 296 nanomet. Mặt trời phát ra các bức xạ đến được trái đất có độ dài sóng khoảng 310 nanomet. Vì vậy kem chống nắng nào hấp thu được tối đa các bức xạ có độ dài sóng trong khoảng trên là kem chống nắng hữu hiệu.

Trên các lọ kem chống nắng thường có chỉ số SPF (yếu tố che chở ánh sáng mặt trời). Nếu đem chia liều lượng của ánh sáng mặt trời gây ban đỏ trên da có bôi kem chống nắng với liều lượng ánh sáng mặt trời gây ban đỏ trên da không được bôi kem đó thì có trị số SPF. Như vậy kem chống nắng có trị số SPF càng lớn thì càng chống được bức xạ tử ngoại nhiều hơn và dĩ nhiên là kem tốt hơn.


Nên bôi kem chống nắng 30 phút trước khi đi ra đường. (Ảnh: onemedical).

Mỗi trị số SPF có một giá trị nhất định. SPF từ 2 đến 4 chỉ che chở tối thiểu việc cháy nắng nhưng vẫn làm sạm da. SPF từ 4 đến 8 che chở cháy nắng vừa phải, có làm sạm da phần nào. Khi bôi loại kem này khả năng phơi nắng dưới tia UVB có thời gian dài hơn không bôi từ 8-12 lần.

SPF từ 12 đến 20 che chở cháy da rất tốt, rất ít hoặc không làm sạm da. Bôi kem này khả năng phơi dưới tia UVB với thời gian dài hơn không bôi là 12-20 lần. SPF từ 20 đến 30 giúp che chở cháy da rất tốt, không làm sạm da. Các kem chống nắng có SPF cao hơn 30 thậm chí 40 hay 50 thì khả năng chống nắng cũng không cao hơn đáng kể. Theo quy ước của FDA thì những kem có trị số SPF lớn hơn 30 dù là bao nhiêu cũng ghi là 30+ mà thôi.

Một điều cần chú ý là liều lượng bôi. Mỗi lần phải dùng ít nhất khoảng 25 gram, khoảng 6 thìa cà phê. Nếu dùng kem có chỉ số SPF cao nhưng liều thấp cũng không có ý nghĩa. Sau mỗi thời gian nhất định bị nhiệt độ cao thì kem chảy ra, trôi theo mồ hôi hoặc do tắm nước, làm giảm khả năng chống nắng.

Nên lưu ý đầu, mắt hay một số niêm mạc không được bôi kem chống nắng. Nếu ỷ lại việc dùng kem mà kéo dài thời gian tắm nắng, không có biện pháp bảo vệ các cơ quan này thì sẽ rất có hại. Bản chất thật sự của kem chống nắng là các loại hoá chất hấp thụ bức xạ tử ngoại nên kem chống nắng cũng gây dị ứng ở một số người mẫn cảm. Do vậy cần thử bằng cách bôi một ít vào mặt trong cánh tay, nếu không có hiện tượng gì đặc biệt thì mới dùng.

Thực hiện các bước sau khi dùng kem chống nắng:

  • Bôi kem chống nắng 30 phút trước khi đi ra đường.
  • Chỉ cần bôi một lớp kem mỏng trên da.
  • Chọn lọc kem chống nắng có SPF phù hợp. Đối với làn da sáng, chọn kem chống nắng có SPF 20-30, và SPF 10-20 cho làn da sạm.
  • Sau lần bôi kem thứ nhất, cứ mỗi 2 giờ bôi một lần.
  • Phải bôi kem chống nắng lên da vùng cổ.
  • Nếu chuẩn bị đi biển thì 2-3 tuần trước đó bổ sung vitamin A, C, E cùng với kẽm và selen. Khi đi thì bôi kem chống nắng ngay khi vừa mới lên xe. Sau đó cứ hai giờ bôi một lần, hoặc bôi sau mỗi lần tắm.

Sự thật cần biết về kem chống nắng

Vì sao kem chống nắng có thể chống được nắng?

Những người phải nói "không" với kem chống nắng

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Các loại hạt có lợi ích sức khỏe vi diệu nên bổ sung trong ngày Tết

Các loại hạt có lợi ích sức khỏe vi diệu nên bổ sung trong ngày Tết

Tết này thay vì ăn nhiều bánh kẹo, bạn nên tích cực thưởng thức những loại hạt rất tốt cho sức khỏe để tránh bị tăng cân, mệt mỏi.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News