Chộp được hình ảnh hố đen vũ trụ "nghẹn" khi nuốt một ngôi sao

Các nhà thiên văn học vô cùng sửng sốt khi bắt gặp cảnh tượng có 1-0-2: hố đen vũ trụ đang nuốt một ngôi sao rồi... nôn ngay lập tức.

Quá trình hố đen nuốt ngôi sao rồi nhả ra luôn

Mới đây, giới thiên văn học đã "chộp" được một cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử thiên văn của loài người: Hố đen vũ trụ đang nuốt một ngôi sao rồi... nôn ra ngay lập tức.

Cụ thể, khi đang theo dõi một ngôi sao có kích cỡ bằng với Mặt trời bị hố đen từ từ "xé xác", các nhà thiên văn đã phát hiện hình ảnh một cột lửa vọt ra từ chính giữa tâm hố.

Chộp được hình ảnh hố đen vũ trụ nghẹn khi nuốt một ngôi sao
Mô phỏng cột lửa xuất hiện sau khi ăn hết một ngôi sao của hố đen vũ trụ.

Khác với tưởng tượng của nhiều người rằng ngôi sao sẽ “chui tọt” vào lỗ đen, thực tế diễn ra hoàn toàn khác. Lực hấp dẫn cực lớn của các lỗ đen gây biến dạng, bóp méo ngôi sao hoàn toàn. Hệ quả là một nửa khối lượng của ngôi sao sẽ bắn ra bên ngoài, một nửa còn lại theo những dòng dịch chuyển hình xoắn ốc chui thẳng vào hố đen.

Trong quá khứ, giới khoa học đã nhiều lần được chứng kiến cảnh tượng hố đen vũ trụ hủy diệt những ngôi sao. Và cột lửa này thường là sản phẩm sau cùng, khi hố đen đã "nuốt" trọn vẹn con mồi của nó.

Dù với kích thước nhỏ nhưng chúng vẫn thể hiện sự "háu ăn" bằng cách cố gắng tiêu thụ một ngôi sao có kích thước lớn hơn. Theo tính toán, để ăn hết ngôi sao, hố đen sẽ phải mất khoảng một triệu năm nhưng thời gian này khá ngắn trong vũ trụ.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chúng ta được chứng kiến cột lửa xuất hiện ngay trong quá trình "ăn nhậu" của hố đen.

Theo Sjoert van Velzen - trưởng nhóm thiên văn: "Hiện tượng này cực kỳ hiếm gặp. Đây là lần đầu tiên chúng ta được quan sát toàn bộ quá trình hố đen nuốt sao và sự giải phóng lửa plasma ngay sau đó".

Theo các chuyên gia, cột sáng này được gọi là Astrophysical jets – phản lực vật lý thiên văn. Hiện tượng này xảy ra do hố đen hút vật chất từ ngôi sao theo đường xoắn ốc, khi tụ vào tâm, các vật chất va chạm vào nhau với tốc độ ánh sáng, tạo nên sự bùng nổ vượt qua cả lực hút của hố đen.

  • Video: Khoảnh khắc siêu hố đen xé toạc và nuốt chửng một ngôi sao
Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu trăng là gì? Việt Nam sẽ đón Siêu trăng vào thời điểm nào?

Siêu trăng là gì? Việt Nam sẽ đón Siêu trăng vào thời điểm nào?

Ngoài hiện tượng Siêu trăng - Mặt Trăng trông lớn hơn và sáng hơn bình thường, còn có nhiều hiện tượng đặc biệt khác khiến kích thước, độ sáng hay màu sắc Trăng thay đổi.

Đăng ngày: 30/11/2017
NASA phát triển tàu tự hành thế hệ mới thám hiểm sao Hỏa vào 2020

NASA phát triển tàu tự hành thế hệ mới thám hiểm sao Hỏa vào 2020

Dự kiến, tàu tự hành không người lái này sẽ được phóng lên sao Hỏa vào tháng 7 và tháng 8/2020.

Đăng ngày: 30/11/2017
Sau 54 năm bị lãng quên, cô mèo đầu tiên bay vào không gian được đòi lại công bằng

Sau 54 năm bị lãng quên, cô mèo đầu tiên bay vào không gian được đòi lại công bằng

Dù là con vật tiên phong hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bay vào không gian nhưng Félicette lại không được ghi nhận công lao xứng đáng.

Đăng ngày: 29/11/2017
Cuối tuần này, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng siêu trăng

Cuối tuần này, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng siêu trăng

Theo Nation Geographic, các nhà khoa học dự báo vào ngày 3/12 chúng ta sẽ có dịp quan sát siêu mặt trăng lớn và sáng nhất trong năm 2017 (sáng hơn 16% và lớn hơn 7% so với bình thường).

Đăng ngày: 29/11/2017
UFO được tìm thấy ở Nga còn chứa

UFO được tìm thấy ở Nga còn chứa "thi thể của người ngoài hành tinh"?

Một đoạn video được đăng tải lên một kênh phổ biến về thuyết âm mưu trên Youtube – SecureTeam10 – cho thấy các thợ mỏ người Nga đã khai quật được một chiếc đĩa bay kỳ lạ.

Đăng ngày: 29/11/2017
Giun đất có thể sinh trưởng tốt trong đất sao Hỏa

Giun đất có thể sinh trưởng tốt trong đất sao Hỏa

Nghiên cứu mới cho thấy giun đất có thể sống và sinh sản thuận lợi trong đất sao Hỏa mô phỏng

Đăng ngày: 29/11/2017
Khối kim cương to hơn Trái đất

Khối kim cương to hơn Trái đất

Kim cương nguyên chất có thể là thành phần chính của một hành tinh cách trái đất chừng 40 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Cự Giải.

Đăng ngày: 29/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News