Chú bạch tuộc ba chân bốn cẳng chạy nước rút dưới đáy biển gây sốt mạng xã hội

Hình ảnh chú bạch tuộc dùng những xúc tua để di chuyển như thể chạy bộ dưới đáy biển khiến người xem vô cùng thích thú.

Chương trình Discovery mới đây đã đăng tải một đoạn video lên mạng xã hội Facebook với nội dung vô cùng độc đáo. Theo nội dung đoạn video ghi lại, một chú bạch tuộc đang chạy bộ ở dưới đáy biển.

Đây quả là một phát hiện rất lý thú vì hầu hết ai cũng nghĩ rằng bạch tuộc chỉ biết đu đưa bằng vòi của nó. Thế nhưng hóa ra, bạch tuộc bơi bằng cách hút nước vào cơ thể và phun qua một chiếc ống gọi là ống siphon. Chúng cũng sử dụng chiếc ống này để đẩy cơ thể theo một hướng nhất định.

Trước đó, một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2005 đã tiết lộ cách loài bạch tuộc "đi bộ", đặc biệt khi chúng cố gắng lẩn trốn kẻ thù. Các chuyên gia cho biết, loài này sẽ dùng "2 chân" để di chuyển và 6 chiếc vòi để "ngụy trang", biến cơ thể giống như đám tảo hay cuộn như vỏ dừa, khiến đối phương không còn hứng thú.

Trong khi đó, trang Science ABC cho biết, nếu so sánh với các loài sinh vật biển, bạch tuộc được xếp hạng động vật thông minh nhất nhờ hệ thần kinh hoạt động khá phức tạp. Đồng thời, số lượng neuron của loài này ở mức cao so với những loài cùng nhóm động vật không xương sống, đạt khoảng nửa tỷ neuron.


Cận cảnh chú bạch tuộc đi bộ dưới đáy biển.

Chỉ sau một ngày được đăng tải, đoạn video đã nhanh chóng đạt được 16.000 lượt like cùng nhiều bình luận tích cực từ cộng đồng mạng.

"Thực sự đây là khoảnh khắc thú vị".

"Đến bây giờ tôi mới được thấy bạch tuộc đi, thật tuyệt vời".

"Nhìn nó bước đi mới uyển chuyển làm sao".

"Thế giới động vật thật phong phú".

Hiện đoạn clip vẫn được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tại sao một số động vật vẫn

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?

Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Đăng ngày: 15/04/2025
Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Đăng ngày: 14/04/2025
Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim

Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim

Mỗi mùa xuân sang, chúng ta lại được nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít nhiều hơn. Những giai điệu từ tiếng chim hót thường có khá bắt tai, tuy nhiên nó không dành cho con người.

Đăng ngày: 13/04/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 13/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News