Chú cò năm nào cũng bay 14.000km về gặp "vợ" suốt 16 năm
Một con cò đực đã bay hàng nghìn cây số mỗi năm để đến thăm “cò vợ” bị khuyết tật ở Croatia, NDTV đưa tin.
Hai con cò tên Klepetan và Malena đang trở nên nổi tiếng vì câu chuyện tình yêu “đẹp như cổ tích” của chúng, theo NDTV.
Video chú cò bay 14.000km mỗi năm để gặp "vợ" ở Croatia.
Cuối tháng 3 vừa qua, chú cò Klepetan đã quay trở lại ngôi làng nhỏ Brodski Varos, miền đông Croatia, để thăm “vợ” Malena sau khi đi trú đông ở nam Phi. Đây là năm thứ 16 liên tiếp Klepetan làm như vậy.
Trước đó, ông Stjepan Vokic, 71 tuổi, đã nhận nuôi Malena vào năm 1993 khi phát hiện Malena gần một cái ao, bị thương do thợ săn. Do bị thương, Malena không thể bay và vào mùa đông, nó không thể di cư về miền đất ấm hơn.
Vì thế, Vokic nuôi Malena trong nhà kho với hệ thống sưởi ấm. Đến mùa xuân, Vokic cho Melana sống trên mái nhà.
Hai vợ chồng cò tên Klepetan và Malena.
Klepetan và Malena đã kết đôi và có 62 con với nhau. Chúng đang chuẩn bị có thêm “em bé”, theo NDTV.
Klepetan chịu trách nhiệm dạy cò con bay trước khi cùng các con di cư đến nam Phi vào đầu tháng 8 trong khi Malena ở lại cùng Vokic.
Vokic nói về Malena: "Tôi đưa nó đi bắt cá vì tôi không thể đưa nó tới châu Phi. Chúng tôi thậm chí xem TV cùng nhau”.
"Nếu lúc đó, tôi để lại nó trong ao, cáo đã ăn nó. Nhưng tôi đã thay đổi số mệnh của Malena nên giờ tôi chịu trách nhiệm về cuộc sống của nó".
Klepetan và Malena đã kết đôi và có 62 con với nhau.
Klepetan được các nhà khoa học gắn vòng theo dõi. Điểm di cư cuối cùng của nó là gần Cape Town, châu Phi, cách xa nơi ở của Melenia khoảng 14.500km. Klepetan mất khoảng một tháng để bay quãng đường xa như vậy.
Croatia hiện có khoảng 1.500 cò trắng. Một ngôi làng khác tên Cigoc ở trung tâm Croatia được tuyên bố ngôi làng cò đầu tiên của châu Âu vào năm 1994. Hơn 210 con cò sống ở đây, trên các mái nhà và cột đèn, nhiều hơn cả dân số làng.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Những sự thật ít được biết đến về loài sói
Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại
Loài kiến Matabele châu Phi có thể trở thành y tá, chăm sóc cho đồng loại bị thương khi chúng tham gia kiếm mồi.
