Chủ nhân giải Nobel Y học năm 1965 từ trần
Nhà nghiên cứu sinh vật học người Pháp Francois Jacob, người chiến thắng giải Nobel Y học năm 1965 với công trình nghiên cứu về các enzyme, vừa từ trần ở tuổi 92, AFP dẫn lời người thân cho biết ngày 21/4.
Hình ông Francois Jacob (ngồi) được chụp hồi năm 1971 - (Ảnh: AFP)
Theo đó, ông Francois Jacob, người được tuyên dương anh hùng trong cuộc chiến tranh giải phóng nước Pháp ở Thế chiến thứ 2, đã mất vào ngày 19/4.
Ông đã chiến thắng giải Nobel Y học năm 1965 cùng với hai nhà khoa học đồng hương là Andre Lwoff và Jacques Monod về những khám phá của họ trong việc kiểm soát di truyền của enzyme (chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein - theo Wikipedia) và sự tổng hợp của virus.
Thành tựu của ông chủ yếu dựa vào các cơ chế di truyền của các loại vi khuẩn. Nó giúp ông được nêu danh bởi các học bổng uy tín và ông đã nhận được nhiều bằng danh dự từ khắp nơi trên thế giới.

Thomas Edison & những phát minh vĩ đại
Thomas Edison là nhà khoa học, nhà sáng chế và một thương nhân đã phát minh ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta.

Người đầu tiên tìm ra thuốc điều trị bệnh phong là một nhà khoa học nữ
Alice Augusta Ball sinh ngày 24/7/1892 tại Seattle, Washington, Mỹ có mẹ là bà Laura, một nhiếp ảnh gia và bố là ông James P. Ball, Jr., một luật sư.

Bí mật ít biết về Leonardo da vinci
Leonardo da Vinci, một thiên tài, một nhà sáng chế vĩ đại người Ý. Một số tuyệt tác, sáng chế của ông được cả thế giới biết đến nhưng còn một số sự thật thú vị về cuộc đời và sự sáng tạo của Lenardo ít được mọi người biết đến.

Những nhà khoa học vĩ đại hy sinh thân mình vì sự nghiệp
Phần lớn trong số này là những nhà khoa học nổi tiếng, phát minh của họ đã làm thay đổi thế giới.

Ngày 8/3: Tìm hiểu về những người phụ nữ đã góp phần làm thay đổi thế giới
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 đang đến gần, hãy cùng chúng tôi điểm lại thông tin và hình ảnh của 7 người phụ nữ có những đóng gớp lớn lao làm thay đổi lịch sử thế giới.

Chuyện thú vị về những phát minh
Từ thuyết tương đối, hình học tọa độ đến chiếc lò vi sóng hay miếng giấy ghi nhớ... đều mang trong nó một câu chuyện thú vị về hành trình "tìm ra rồi" của các nhà khoa học.
