Chuẩn bị phóng vệ tinh đo lượng mưa toàn cầu GPM
GPM sẽ sử dụng phương pháp thăm dò tương tự người tiền nhiệm, được xây dựng dựa trên công nghệ trước. Vệ tinh được trang bị một máy đo bức xạ sóng cực ngắn để đo lượng và cường độ của mưa và tuyết. Thêm vào đó, GPM cũng mang theo một radar băng tần kép với khả năng thăm dò bên trong một hệ thống mây và gởi về dữ liệu chi tiết của mỗi lớp mây.
Ngoài ra, GPM còn được trang bị hệ thống cảm biến tối tân cho phép phát hiện tuyết rơi và mưa nhẹ. Đây là một bước tiến quan trọng trong hoạt động quan sát mưa. Việc không có khả năng phát hiện các dạng mưa nhất định như mưa tuyết thể hiện một khuyết điểm trong các nỗ lực trước đây nhằm tạo ra một hệ thống quan sát khí tượng toàn cầu thực sự. Các dạng mưa này thường xuất hiện nhiều hơn tại các vĩ độ cao.
Sứ mạng GPM có nhiều ứng dụng trên thực tế liên quan đến việc quan sát tác động của nhiều cấp độ mưa khác nhau lên môi trường. GPM sẽ là một công cụ tuyệt vời để định mức vòng tuần hoàn nước trên toàn cầu - yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng nông nghiệp tại nhiều nơi trên thế giới. Ngoài ra, GPM cũng có thể cung cấp các cảnh báo chính xác hơn về thiên tai như lũ lụt và bão hình thành từ áp thấp nhiệt đới. Qua đó, bằng việc dự đoán đường đi của bão, người dân sẽ có thêm thời gian để sơ tán và giảm thiểu thiệt hại về người.
Hiện tại, GPM đã hoàn tất các khâu thử nghiệm và sẵn sàng rời bệ phóng. Vệ tinh sẽ bắt đầu hoạt động bình thường sau khoảng 60 ngày sau khi phóng. Dữ liệu từ vệ tinh sẽ được xử lý và cập nhật trên Internet.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
