Chứng sợ ngủ (Somniphobia) là gì?

Theo Tiến sĩ, chuyên gia về giấc ngủ Wendy Troxel, chứng sợ ngủ (hay còn gọi là “somniphobia”) khiến người bệnh lo lắng, sợ hãi tột độ khi nghĩ đến việc đi ngủ. Nỗi ám ảnh này còn được gọi là ám ảnh sợ ngủ, chứng lo âu khi ngủ, hoặc chứng sợ hãi khi ngủ.

Sợ ngủ không chỉ là một sự bất tiện mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Vì vậy, nếu bạn đang tự hỏi tại sao mình lại sợ ngủ thì hãy đọc để tìm hiểu về các dấu hiệu của chứng sợ ngủ và những cách hiệu quả để đối phó với tình trạng này.

Chứng (Somniphobia) là gì?

Somniphobia chỉ đơn giản là: một hội chứng sợ (phobia).

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Hoa Kỳ (NIMH), hội chứng sợ được định nghĩa là nỗi sợ hãi tột độ, phi lý về một điều gì đó ít hoặc không gây nguy hiểm thực sự.

Khoảng 12,5% người Mỹ trưởng thành phải vật lộn với một nỗi sợ hãi cụ thể trong suốt cuộc đời của họ.

Và đối với các trường hợp mắc chứng sợ ngủ thì giấc ngủ - thứ mà cơ thể chúng ta cần để hoạt động bình thường - là thứ gây ra nỗi lo lắng nghiêm trọng.

Giống như các hội chứng sợ khác, chứng sợ ngủ somniphobia có thể rất căng thẳng và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, đáng chú ý nhất là mất ngủ.

Theo Viện Tim, Phổi và Máu Hoa Kỳ, mất ngủ mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh thận, huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ, béo phì, trầm cảm và các vấn đề nhận thức khác.

Chứng sợ ngủ (Somniphobia) là gì?
Chứng sợ ngủ somniphobia có thể rất căng thẳng và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Các dấu hiệu của chứng sợ ngủ tương tự như các triệu chứng thường gặp của lo lắng hoặc hoảng sợ. Sự khác biệt chính là thời gian: các triệu chứng của chứng sợ ngủ đặc biệt xảy ra gần với giờ đi ngủ, trong khi cố gắng chìm vào giấc ngủ hoặc vào giữa đêm.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Cảm thấy căng thẳng, choáng ngợp, lo lắng, kích động, bồn chồn và sợ hãi
  • Bụng khó chịu
  • Nhịp tim nhanh hoặc thở dốc
  • Căng cơ
  • Run rẩy
  • Đổ mồ hôi
  • Hoảng sợ về đêm (cơn sợ hãi hoặc lo lắng tột độ bùng phát đột ngột và dữ dội xảy ra trong khi ngủ, khiến người ta thức dậy trong trạng thái giật mình, thường là kinh hãi)

Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra chứng sợ ngủ (hoặc các chứng sợ hãi khác), Troxel nói.

Nhưng có một điều chắc chắn là: Bạn có nhiều khả năng mắc chứng sợ ngủ nếu bạn bị lo âu hoặc rối loạn giấc ngủ, hoặc nếu bạn có tiền sử gia đình về các hội chứng sợ hãi hoặc các rối loạn sức khỏe tâm thần khác.

Troxel nói: “Chứng sợ ngủ cũng thường xảy ra ở những người bị rối loạn sức khỏe tâm thần khác, bao gồm cả rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD)”. Cô giải thích, những người đối mặt với chứng rối loạn đau buồn này có thể phát triển chứng sợ ngủ (hoặc thậm chí tránh ngủ hoàn toàn) để ngăn chặn những cơn ác mộng, một triệu chứng cơ bản của PTSD.

Troxel cho biết, nhiều người mắc chứng sợ ngủ cũng sẽ chủ động tránh ngủ bằng cách sử dụng quá nhiều rượu hoặc caffein.

Cô cho biết thêm: “Thật không may, những cách tránh né này chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn bởi vì nó khiến họ thiếu ngủ”.

Nếu bạn đang chiến đấu với nỗi sợ hãi trước khi đi ngủ và nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, hãy thử các cách sau để giúp bạn đối phó với tình trạng bệnh và ngủ ngon để có sức khỏe tốt.

Chứng sợ ngủ (Somniphobia) là gì?
Bạn có nhiều khả năng mắc chứng sợ ngủ nếu bạn bị lo âu hoặc rối loạn giấc ngủ.

1. Nhận trợ giúp từ các chuyên gia

Troxel nói: “Việc điều trị thực sự phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của các triệu chứng. Do đó, bước đầu tiên là nói chuyện với một chuyên gia về giấc ngủ hoặc sức khỏe tâm thần để xác định xem liệu có phải một chứng rối loạn giấc ngủ hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần khác có đang thúc đẩy các triệu chứng hay không”.

Tin tốt là các phương pháp điều trị hiệu quả luôn tồn tại, bất kể lý do khiến bạn sợ ngủ là gì.

Ví dụ, liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có thể rất hữu ích cho những người mắc chứng sợ mất ngủ do mất ngủ. Cách tiếp cận này sẽ giúp cho người bệnh xác định và biết cách kiểm soát, giải quyết nỗi sợ hãi có liên quan đến giấc ngủ.

Troxel nói: “Và đối với những người hay gặp ác mộng, liệu pháp diễn tập bằng hình ảnh (IRT) là một phương pháp điều trị hành vi được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm tần suất và cường độ của cơn ác mộng".

IRT giúp bạn trải nghiệm giấc mơ dễ chịu hơn vào ban ngày để giúp thay đổi tư duy của bạn và "phá vỡ thói quen" có những ác mộng vào ban đêm, cô giải thích.

 2. Thử các kỹ thuật thư giãn 

Troxel nói: “Tìm cách để thư giãn và giảm lo lắng vào ban đêm, chẳng hạn như thiền, yoga hoặc các bài tập thở sâu, cũng có thể hữu ích”.

Cụ thể, thiền là một phương pháp tuyệt vời để giúp bạn thư giãn trước khi đi ngủ. Một trường hợp điển hình: Một nghiên cứu vào tháng 4 năm 2015 trên tạp chí JAMA Internal Medicine cho thấy rằng thực hành thiền chánh niệm làm giảm chứng mất ngủ, mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng và căng thẳng ở những người trưởng thành có vấn đề về giấc ngủ mãn tính.

Các ứng dụng dành cho giấc ngủ - cung cấp mọi thứ, từ thiền định khi ngủ có hướng dẫn đến âm thanh thiên nhiên nhẹ nhàng và âm nhạc êm dịu - là một nơi tuyệt vời để bắt đầu cho giấc ngủ ngon.

3. Thực hành tốt vệ sinh giấc ngủ (sleep hygiene)

Troxel cho biết các hành vi giấc ngủ lành mạnh như đặt lịch đi ngủ và thời gian thức dậy nhất quán, hạn chế sử dụng màn hình sáng trước khi đi ngủ cũng là những yếu tố quan trọng để có được giấc ngủ chất lượng.

Tương tự như vậy, tránh sử dụng rượu hoặc caffein vào ban đêm, những thứ có thể làm gián đoạn và phá hoại giấc ngủ của bạn, cô ấy nói thêm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bệnh đậu mùa khỉ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh đậu mùa khỉ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), ở người, triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ tương tự nhưng nhẹ hơn khi mắc bệnh đậu mùa.

Đăng ngày: 23/05/2022
Chứng mất ngôn ngữ là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị như thế nào?

Chứng mất ngôn ngữ là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị như thế nào?

Vào đầu năm 2022, nam diễn viên Bruce Willis, 67 tuổi đã tuyên bố giải nghệ, nói lời tạm biệt với sự nghiệp điện ảnh và truyền hình sau khi được chẩn đoán mắc chứng mất ngôn ngữ.

Đăng ngày: 20/05/2022
Bệnh đậu mùa khỉ trỗi dậy ở châu Âu

Bệnh đậu mùa khỉ trỗi dậy ở châu Âu

Bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện ở nhiều quốc gia châu Âu, các chuyên gia phỏng đoán nguyên nhân là do các nước nới hạn chế di chuyển giai đoạn hậu Covid.

Đăng ngày: 20/05/2022
Hé lộ nguyên nhân bí ẩn của

Hé lộ nguyên nhân bí ẩn của "Hội chứng chiến tranh vùng Vịnh"

Các nhà khoa học tại Đại học Texas Southwestern (Mỹ) công bố bí ẩn về nguyên nhân gây ra " Hội chứng chiến tranh vùng Vịnh", khép lại những tranh cãi kéo dài nhiều thập kỷ về căn bệnh này.

Đăng ngày: 19/05/2022
Kỳ lạ cậu bé không biết đau:

Kỳ lạ cậu bé không biết đau: "Siêu năng lực" hóa ra lại là một căn bệnh vô cùng hiếm gặp

Sự thiếu cảm nhận về sự đau đớn đã khiến cho gia đình cậu bé 9 tuổi người Anh vô cùng buồn khổ.

Đăng ngày: 04/05/2022
Công nghệ mới giúp chẩn đoán nhanh bệnh sốt xuất huyết

Công nghệ mới giúp chẩn đoán nhanh bệnh sốt xuất huyết

Nhóm nghiên cứu tin rằng bộ xét nghiệm Cygnus của họ cho kết quả có chất lượng cải thiện đáng kể so với bộ chẩn đoán nhanh Lateral flow testing kits (LFT) đang lưu hành.

Đăng ngày: 14/04/2022
Bệnh hoang tưởng ở người già và những điều cần biết

Bệnh hoang tưởng ở người già và những điều cần biết

Bệnh hoang tưởng ở người già là một bệnh lý rối loạn tâm thần thường gặp. Người bệnh có các nhận thức lệch lạc, không phù hợp.

Đăng ngày: 10/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News