Chúng ta có thể lên sao Hỏa?

“Các bạn Việt Nam hoàn toàn có cơ hội trải nghiệm cuộc sống mô phỏng sao Hỏa bởi chi phí cho chuyến “sống thử” này không đắt. Chỉ có 3.000 USD/ người/2 tuần”.

>> Trò chuyện với 'Người đến từ sao Hỏa' tại Việt Nam

Anh Virgil Pop đến từ cơ quan không gian vũ trụ Rumani, một trong sáu người vừa tham gia chương trình mô phỏng cuộc sống trên sao Hỏa cho biết trong buổi giao lưu tại Việt Nam vào ngày 14/6, tại Hà Nội.

3 ngày tắm một lần

Nghe nói anh vừa có chuyến đi đến sao Hỏa trong vòng 2 tuần?

Không phải là lên sao Hỏa thật. Hiện nay, chúng ta mới chỉ đưa một số robot lên thám hiểm bề mặt sao Hỏa.

Các nhà khoa học đã mô phỏng cuộc sống trên sao Hỏa. Những người tham gia vào cuộc mô phỏng này sẽ bị “giam” trong một trạm đặc biệt, hoàn toàn tách biệt khỏi cuộc sống thường ngày. Những người ở đó sẽ phải sống và trải qua những thử thách, những tình huống mà con người có thể sẽ phải đối mặt khi đặt chân tới sao Hỏa.

Chúng ta có thể lên sao Hỏa?
Anh Virgil Pop đến từ cơ quan không gian vũ trụ Rumani.

Nhóm của anh có bao nhiêu người? Các anh đã sống ở đâu?

Tại Hoa Kỳ có một Trung tâm Nghiên cứu sao Hỏa đặt tại bang Utah. Tuy trung tâm này là của người Mỹ, song từ nhiều năm nay, họ đã mở rộng cho cộng đồng quốc tế đến đây nghiên cứu.

Nhóm chúng tôi gồm 6 người (bằng số nhà phi hành trong các chuyến bay tương lai lên sao Hỏa). Mỗi một người đảm nhiệm một chuyên môn khác nhau. Tôi là trưởng nhóm kiêm đầu bếp (cười), một nhà địa lý, một nhà sinh vật học, một nhà thực vật học, một nhà địa chất và một nhà khí tượng.

Cuộc sống mô phỏng đó như thế nào?

Thức ăn được thiết kế ở dạng đặc biệt, bị rút hết nước. Nước cũng phải được tiết kiệm tối đa. Nước còn phải được tái sử dụng lại. Tương lai, chúng tôi phải tính toán làm sao, đến chất thải cũng phải tái sử dụng được.

Ở đó, 3 ngày chúng tôi mới tắm một lần. May mà, khí hậu không nóng như Việt Nam (cười giòn).

Thế ở đó có được phép sử dụng internet không?

Có. Nhưng internet cũng chỉ được phép truy cập 1 tiếng/ngày. Ngoài ra, muốn liên lạc với thế giới bên ngoài cũng phải mất tới 20 phút. Như bạn biết đấy, sao Hỏa vốn cách xa Trái Đất, vì thế, nếu đang ở trên sao Hỏa mà nói chuyện về Trái Đất thì liên lạc sẽ có độ trễ là 20 phút.

Ngoài ra, khác biệt lớn nhất giữa cuộc sống trên đấy và cuộc sống thực tế là tự do di chuyển. Cuộc sống ở đấy bị gói gọn trong căn phòng nhỏ. 6 người sống, làm việc và sinh hoạt trong một khoảng không gian vô cùng chật hẹp.

Xác định hướng bằng sao Bắc Đẩu

Nhóm các anh làm gì trên sao Hỏa?

Công việc của những người đổ bộ lên sao Hỏa trong tương lai như thế nào, công việc của chúng tôi cũng như thế. Ví dụ, đi tìm các mẫu đất đá để mang về phân tích, viết báo cáo và gửi về Trái Đất.

Chúng ta có thể lên sao Hỏa?
Hình ảnh của chương trình mô phỏng cuộc sống trên sao Hỏa. Ảnh: HAS

Kết quả lớn nhất sau 2 tuần mô phỏng cuộc sống trên sao Hỏa của các anh là gì?

Đó là sự đoàn kết và khả năng thích nghi với môi trường khắc nghiệt. Rất nhiều thử thách được đặt ra và chúng tôi phải cùng nhau giải quyết. Ví dụ ở Trái Đất chúng ta xác định phương hướng bằng la bàn.

Tuy nhiên ở sao Hỏa không có từ trường, vì thế muốn xác định phương hướng, chúng tôi phải sử dụng cách cổ xưa nhất là tìm sao Bắc Đẩu. Thực tế, chuyến thử nghiệm giúp chúng tôi “vượt qua được chính mình”, vượt qua được nỗi cô đơn khi sống cách biệt với thế giới bên ngoài, vượt qua được những tình huống bất ngờ có thể xảy ra…

Mang mèo và gia vị lên sao Hỏa

Đặt giả thiết nếu được lên sao Hỏa thật, và được phép mang theo những vật dụng cá nhân, anh sẽ mang gì lên đó?

Tôi muốn mang theo một con mèo…(Cười). Tôi còn muốn mang theo gia vị nữa. Do thực phẩm đều bị rút nước nên thức ăn ăn rất chán, không có mùi vị. Ngoài ra, tôi nghĩ một điều không thể thiếu được là lá cờ tổ quốc.

Nghe anh kể về cuộc sống thử nghiệm đó, tôi cũng muốn đi một chuyến. Nhưng liệu tôi có điều kiện để tham gia không?

Tại sao không. Chỉ cần bạn có sức khỏe tốt, có kiến thức và có tiền (Cười). Khoảng 1.000 USD, cộng với chi phí máy bay và các loại phụ phí khác, tổng cộng là khoảng 3.000 USD/ người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News