Chúng ta hàng ngày tiếp xúc với các nguồn có chứa phóng xạ này
Bạn sẽ bất ngờ vì những vật dụng quen thuộc xung quanh mình đều chứa phóng xạ. Theo đó, mỗi năm cơ thể chúng ta tiếp nhận lượng phóng xạ tương đương 600 mrem/năm.
Thế nhưng, may mắn rằng độ phóng xạ của những đồ vật này lại vô cùng thấp, không thể gây hại cho con người quá lớn, do đó chúng ta mới có thể sinh hoạt bình thường khi tiếp xúc với chúng.
Những chuyến bay dài khiến chúng ta tiếp xúc với bức xạ mạnh hơn. (Ảnh minh họa).
Tại sao xung quanh chúng ta đều có chất phóng xạ?
Các chất phóng xạ là những chất có khả năng phát ra tia phóng xạ (hạt ptoton, electron, notron,... ) và trong thực tế, những chất này tồn tại trước khi loài người xuất hiện.
Do đó, ngày nay chúng vẫn còn tồn tại dù mức độ phóng xạ đã giảm đi nhiều.
Danh sách những đồ vật, vật dụng... quen thuộc có thể phát tia phóng xạ.
1. Thức ăn và nước uống
Thật bất ngờ khi mỗi ngày chúng ta đều đang "ăn" và "uống" phóng xạ.
Thức ăn mà chúng ta ăn hằng ngày như rau, thịt... có chứa một lượng đồng vị K - 40 và Ra - 226 (Radium). Là những nguyên tử phóng xạ không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân.
Ngay cả nước uống tự nhiên cũng có lượng đồng vị phóng xạ Uranium và Thorium!
Nhưng đừng lo lắng vì chúng có rất ít (khoảng 30mrem/năm) và ở mức an toàn với chúng ta.
2. Mặt Trời
Là nguồn năng lượng khổng lồ cung cấp năng lượng cho toàn bộ sự sống trên Trái Đất, Mặt Trời là một lò phản ứng tổng hợp hạt nhân khổng lồ.
Ước tính mỗi giây, Mặt Trời sản sinh ra năng lượng (do phản ứng nhiệt hạch) tương đương 1 tỉ tấn thuốc nổ. Thật khủng khiếp đúng không nào!
Mặt Trời hoạt động theo chu kỳ nên lượng bức xạ cũng thay đổi theo, dù chúng ta được bảo vệ bởi lớp khí quyển dày đặc của Trái Đất thì vẫn có những nơi (nhất là núi cao) các tia phóng xạ vẫn có thể lọt qua và gây hại cho con người.
3. Máy bay đường dài
Những chuyến bay dài khiến chúng ta tiếp xúc với bức xạ mạnh hơn. (Ảnh minh họa).
Khi chúng ta bay trên bầu trời với thời gian dài (trên 8 tiếng), ở tầng không khí loãng tia phóng xạ từ Mặt Trời và vũ trụ dễ dàng thâm nhập chúng ta.
Cụ thể con người sẽ nhận lượng phóng xạ từ 2-5 mrem, bằng 1/2 so với việc khi đi chụp X-quang (10 mrem).
Việc kiểm tra an ninh cũng khiến chúng ta tiếp xúc tia phóng xạ. (Ảnh minh họa.)
Không những thế, việc đi quả cửa kiểm soát an ninh với các thiết bị có thể phát ra tia phóng xạ cũng chiếu qua người chúng ta (0.002 mrem).
4. Điện thoại di động
Đây là thiết bị gần gũi và gần như luôn được mọi người mang theo người, nhưng khi sử dụng điện thoại di động, con người cũng chịu ảnh hưởng của các loại tia khác nhau.
Tiến sĩ Lê Doãn Phác, Viện Năng lượng Nguyên tử cho biết: Bản chất của phóng xạ là bức xạ nhân tạo. Do đó, điện thoại di động cũng là nguồn phóng xạ vì nó sử dụng bức xạ điện từ (nhân tạo) trong phạm vi vi sóng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan nghiên cứu Quốc tế về ung thư (IARC) cũng đưa ra cảnh báo về mối nguy hại từ bức xạ điện thoại và ưng thư (dù chưa có kết luận chắc chắn nhưng đã có mối liên hệ giữa chúng).T
Vậy điện thoại của bạn có ở mức an toàn?
Mỗi loại điện thoại có những mức độ bức xạ khác nhau, dựa vào chỉ số SAR (specific absorption rate), chúng ta sẽ biết được mức bức xạ của chiếc điện thoại di động.
Theo đó mức an toàn là dưới 0.3W/kg, còn 1.6W/kg là mức cao, có thể gây nguy hiểm.
Những lời khuyên từ các chuyên gia:
Khi phải nói chuyện lâu, hãy sử dụng headphone nhằm tránh sự tiếp xúc với não và điện thoại. Cũng như chỉ đặt điện thoại lên tai khi bên kia nhấc máy vì nhiều người có thói quen nghe... nhạc chờ!
Khi pin yếu, tránh sử dụng và gọi điện (vì bức xạ đạt tối đa).
Hãy tra cứu bảng dưới đây để biết xem điện thoại của mình có nằm trong 20 loại điện thoại có mức SAR cao nhất hay không?
20 loại điện thoại có chỉ số SAR cao nhất.
20 loại điện thoại có chỉ số SAR thấp nhất.
5. Các thiết bị y tế
Các thiết bị y tế là nguồn bức xạ mạnh. (Ảnh minh họa).
Môi trường bệnh viện với các thiết bị máy móc cũng có chứa tia X (như máy X-quang, máy chụp cắt lớp CT-Scan...). Đây là những nguồn phóng xạ khá mạnh vì chiếm tới 96% lượng tia phóng xạ chiếu vào chúng ta.
Những người thường xuyên làm việc ở đây (như bác sỹ, y tá, hộ lý,... ) không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với chúng trong thời gian dài, do đó có thể bị ảnh hưởng tới cơ thể.