Chúng ta sẽ không tồn tại nếu sự kiện này không xảy ra vào 600 triệu năm trước
600 triệu năm trước đã có một vụ đột biến xảy ra, là khởi nguồn của toàn bộ sự sống hiện đại trên Trái đất.
Theo một nghiên cứu mới đây thì hàng triệu năm trước, một vụ đột biến ngẫu nhiên xảy ra đã vô tình kích hoạt sự tiến hóa của tất cả mọi sinh vật.
Chỉ cần một thay đổi nhỏ đó thôi là quá đủ để Trái đất - từ nơi chỉ có những sinh vật đơn bào như vi khuẩn - thành "miền đất hứa" cho sinh vật đa bào - bao gồm cả con người.
Khi tế bào phân chia, ADN cũng phân chia và đây là lúc dễ xảy ra đột biến nhất.
Đó là những gì các khoa học gia tại ĐH Oregon (Mỹ) tìm được. Theo đó, các ADN là một chuỗi proteins được mã hóa, có vai trò rất quan trọng trong tế bào sống. Khi tế bào phân chia, ADN cũng phân chia và đây là lúc dễ xảy ra đột biến nhất.
Hầu hết các đột biến về ADN đều có hại cho cơ thể.
Hầu hết các đột biến về ADN đều có hại cho cơ thể. Tuy nhiên, cũng có khi các tế bào mới có khả năng làm những điều phi thường, giống như trong trường hợp này.
Theo Ken Prehoda, nhà sinh vật học tại ĐH Oregon, đột biến ADN đã khiến những sinh vật đơn bào kết hợp với nhau, hình thành sự sống đa bào.
Nguồn gốc của mọi sinh vật
Để có được kết luận này, Prehoda và các cộng sự đã nghiên cứu một nhóm các sinh vật đơn bào mang tên choanoflagellates.
Họ sử dụng kỹ thuật "tái thiết protein" để theo dõi những thay đổi di truyền ở sinh vật này, xem bằng cách nào nó tạo ra protein cần thiết cho sự sống đa bào.
Choanoflagellates - sinh vật gần nhất với nhóm sinh vật đơn bào trên Trái đất.
Họ phát hiện ra rằng, chỉ cần một đột biến duy nhất tại gene cấu tạo nên chiếc đuôi của choanoflagellates là đủ để chúng kết hợp với các cá thể khác.
Đây là một bước rất quan trọng, biến các sinh vật đơn bào trở thành loài đa bào. Và đặc biệt, kiểu đột biến này có thể tìm thấy ở bất kỳ sinh vật nào trên Trái đất.
Con người cũng không thể tồn tại và tiến hóa nếu không có vụ đột biến này.
Các chuyên gia cho biết vụ đột biến này không chỉ chịu trách nhiệm cho sự sống của các sinh vật đa bào, mà nếu không có nó, ngay cả chúng ta - con người - cũng không thể tồn tại.
Ngoài ra, các chuyên gia không chỉ hướng tới việc tìm ra cách chúng ta đã tiến hóa, mà muốn hiểu rõ hơn về ung thư - xảy ra khi nhóm đa bào tự nhiên dừng hoạt động. Theo Prehoda, hiểu rõ hơn về căn bệnh này có thể giúp đưa ra những phương pháp điều trị tốt hơn.

6 công dụng bạn không thể ngờ của "ba con sói"
Bao cao su có nhiều công dụng bất ngờ bên cạnh khả năng trong "chuyện ấy" đấy nhé!

Vì sao chú gà bị chặt đứt đầu vẫn sống được thêm 18 tháng?
Câu chuyện có thật về chú gà không đầu mà đến tận ngày nay vẫn chẳng mấy người tin.

7 con quái vật lớn nhất mọi thời đại
Tất cả chúng ta đều biết đến kích cỡ của loài khủng long, nhưng bạn cảm thấy thế nào khi chứng kiến một con chuột to bằng con bò, hay con bọ cạp biển lớn hơn cả con người, con cóc to bằng quả bóng to để chơi trên biển, con cánh cụt lớn bằng một người trưởng thành có chiều cao vừa phải, hay thú có túi giống con lười nặng 1.000 pao, và một con cá mập dài tới trên 50 fit, nặng gấp 30 lần cá mập trắng khổng lồ ngày nay?

Vì sao người Mỹ ăn mừng lễ Tạ ơn?
Đối với nhiều người dân Mỹ, lễ Tạ ơn mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng gắn với huyền thoại lập quốc, cũng là dịp để sum họp, quây quần bên gia đình.

Khám phá bí mật rãnh Mariana
Môi trường bí ẩn tại nơi sâu nhất của biển khơi, cũng là nơi sâu nhất địa cầu, đang dần được giới khoa học khám phá.

Tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và Sài Gòn có gì khác nhau?
Được kì vọng sẽ góp phần thay đổi bộ mặt thành phố đồng thời giải quyết một cách hiệu quả tình trạng ách tắc giao thông, hiện nay, cả 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. HCM đang được người dân vô cùng mong ngóng.
