Chúng ta tiến hóa để uống rượu ít hơn?

Nhiều đột biến gene đã xuất hiện trong cơ thể con người khiến khả năng uống rượu giảm dần trong vòng 2.000-3.000 năm và giảm hẳn nguy cơ nghiện rượu.

Nghiên cứu vừa được đăng tải trên tạp chí khoa học danh tiếng Nature Communications đã tìm ra sự thay đổi tinh vi của các gene liên quan đến 2 enzyme chuyển hóa rượu ADH1B và ALDH2, là những enzyme quyết định tửu lượng.

Công trình do Trung tâm Khoa học Y khoa tích hợp Riken (Nhật Bản) phối hợp với một số cơ sở khác tại quốc gia này thực hiện, phân tích chi tiết bộ gene của 2.200 người Nhật và tìm ra những thay đổi đã xuất hiện dần dần qua 100 thế hệ.


Chúng ta đang tiến hóa để thoát khỏi cảnh nghiện rượu? - (ảnh minh họa từ Internet).

Có tới 75% tình nguyện viên sở hữu enzyme ADH1B hoạt động kém và 25% có enzyme ALDH2 bị suy yếu tương tự. Đáng nói, không phải vốn dĩ người Nhật có các gene này kém hoạt động đến thế. Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng trong cộng đồng tồn tại các đột biến di truyền làm suy yếu 2 enzyme này. Các đột biến này truyền trực tiếp cho đời con khiến sau mỗi thế hệ, khả năng chuyển hóa rượu giảm đi một chút.

Khả năng chuyển hóa rượu kém dẫn đến hiện tượng mau say khi uống rượu: dễ đỏ mặt, chóng mặt, buồn nôn…, nói nôm na là tửu lượng của các thế hệ sau kém dần đi. Chính những cảm giác khó chịu này ngăn người uống rượu tiêu thụ quá nhiều.

Nhiều người không muốn bị nói là tửu lượng kém, theo kiểu văn hóa Á Đông. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, chính điều này đem đến một thế hệ khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ bệnh tật, chết sớm và các hậu quả khác do nghiện rượu gây ra. Người có tửu lượng kém khó nghiện rượu bởi họ không thể vượt qua nổi cảm giác khó chịu do say rượu.

Nhiều nhà nghiên cứu từ các nước Âu – Mỹ, nơi mà các yếu tố chủng tộc và di truyền cho phép người ta uống rượu ít bị say hơn, đang xem các gene "mau say" của người Á Đông như chiếc chìa khóa vàng giúp giải quyết những ca nghiện rượu đang là gánh nặng sức khỏe lớn ở quốc gia họ.

Giáo sư Yukinori Okada - chuyên gia về thống kê di truyền tại Trường Y khoa thuộc Đại học Osaka, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, sự thay đổi về khả năng uống rượu là một quá trình chọn lọc di truyền khi con người tiến hóa. "Một ví dụ tương tự là sự tiến hóa tập hợp gene liên quan đến tế bào hồng cầu ở người châu Phi từng được tìm ra, giúp họ cải thiện khả năng miễn dịch trước bệnh sốt rét" – ông phân tích.

Tuy nhiên, các nhà khoa học nhấn mạnh rằng công trình tuy có quy mô lớn với sự tham gia của nhiều viện, trường nhưng những tình nguyện viên chỉ gói gọn trong lãnh thổ Nhật Bản. Cần có thêm các nghiên cứu khác ở các chủng tộc khác để tìm xem liệu ở các quốc gia khác, quá trình tiến hóa giúp con người bớt lệ thuộc rượu có xảy ra hay không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/04/2025
Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Đăng ngày: 01/04/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 31/03/2025
14 sự thật ít biết về múi giờ

14 sự thật ít biết về múi giờ

Bạn thắc mắc về thời gian? Tại sao trên thế giới lại có quá nhiều múi giờ khác nhau như vậy? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé!

Đăng ngày: 31/03/2025
Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?

Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?

Hàn thực nghĩa là "thức ăn lạnh" - vì vậy ông bà ta đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho món ăn nguội để thờ cúng gia tiên, đất trời.

Đăng ngày: 31/03/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 hàng năm, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News