Chuồn chuồn tình tay ba kẹt 100 triệu năm trong hổ phách
Các nhà khoa học rất hiếm khi tìm thấy một miếng hổ phách giữ được nguyên trạng xác chuồn chuồn.
Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm ra một miếng hổ phách chứa xác của 3 con chuồn chuồn kim bị kẹt cứng ở trong. Cuộc "tình tay ba" này được đánh giá là có niên đại cách đây 100 triệu năm. Dấu vết trên hổ phách cho thấy chuồn chuồn đực đang giơ chân ra với hy vọng thu hút bạn tình.
Rất hiếm khi các nhà khoa học tìm thấy một miếng hổ phách chứa chuồn chuồn con nguyên vẹn.
Miếng hổ phách này được tìm thấy ở thung lũng Hukawng, Myanmar và giúp làm sáng tỏ phần nào cách thức kết đôi của chuồn chuồn kim. Xác 3 con chuồn chuồn kim hầu như nguyên vẹn là điều rất hiếm hoi trong lịch sử cổ sinh vật thế giới.
"Với loài chuồn chuồn, con đực phải thuyết phục con cái quan hệ với mình và lúc này con cái sẽ sẵn sàng chìa ra cơ quan sinh dục cho con đực", một nhà nghiên cứu từ Viện Cổ sinh Nam Kinh, Trung Quốc, nói. "Một số loài chuồn chuồn đất thích kết đôi và giao phối bằng cách đập cánh liên tục rồi áp sát con cái". Miếng hổ phách được các nhà khoa học đặt tên là "huangi".
Dấu tích cổ sinh cũng cho thấy chân của chuồn chuồn đực dùng để quyến rũ con cái lớn hơn so với ngày nay. Màu sắc, kích thước của cánh chuồn chuồn kim cách đây 100 triệu năm cũng khác.
Ở phần giữa của chân sau, chuồn chuồn có một đôi mắt "giả" dùng để dọa những sinh vật định tấn công. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng đôi mắt này hoàn toàn có thể dùng để quyến rũ con cái.