Chuột chào đời từ tinh trùng đông lạnh trên trạm ISS

Tinh trùng chuột đông lạnh nhiều tháng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) được đưa trở về Trái Đất và thụ tinh thành công với trứng, cho ra đời con non khỏe mạnh.

Chuột chào đời từ tinh trùng đông lạnh trên trạm ISSChuột chào đời từ tinh trùng đông lạnh trên trạm ISS
Những con chuột non chào đời từ thí nghiệm kéo dài 6 năm. Ảnh: Teruhiko Wakayama/Đại học Yamanashi.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản muốn biết bức xạ vũ trụ tác động như thế nào tới khả năng sinh sản ở động vật có vú trong báo cáo công bố hôm 11/6 trên tạp chí Science Advances. Bức xạ có thể phá hủy ADN trong tế bào, gây đột biến. Môi trường trên Trái Đất với lượng bức xạ cao có thể gây khuyết tật ở con non của động vật.

Bức xạ vũ trụ là mối quan tâm lớn của Mỹ và Nhật Bản, những nước đã đưa nhiều phi hành gia lên quỹ đạo thấp của Trái Đất trong nhiệm vụ dài ngày. Họ cũng đang hướng tới điểm đến xa hơn trong không gian. NASA và các cơ quan vũ trụ khác đang phát triển hệ thống có thể hỗ trợ con người trong hành trình nhiều tháng tới những điểm đến như Mặt Trăng và sao Hỏa trong hệ Mặt Trời.

Nghiên cứu trước đây không thể mô phỏng điều kiện bức xạ vũ trụ trên Trái Đất, vì vậy các nhà khoa học đưa thí nghiệm của họ vào không gian. Nhóm nghiên cứu đông lạnh mẫu vật tinh trùng từ 12 con chuột nhắt và niêm phong trong hộp chứa nhỏ siêu nhẹ.

Kiện hàng được vận chuyển tới trạm ISS và lưu trữ trong những khoảng thời gian khác nhau. Mẫu vật được chia thành ba phần và đưa về Trái Đất lần lượt sau 9 tháng, 2 năm 9 tháng và 5 năm 10 tháng.

Sau khi thu hồi mẫu vật, nhóm nghiên cứu xác định lượng bức xạ mà mẫu vật hấp thụ bằng cách giải trình tự ARN. Họ nhận thấy chuyến bay tới ISS không gây tổn thương ADN ở nhân tế bào tinh trùng. Các nhà nghiên cứu cấp nước cho tinh trùng, sau đó bơm vào trứng lấy ở tử cung chuột và cấy vào chuột cái. Chuột cái mang thai và đẻ ra những con non khỏe mạnh, không bị khuyết tật.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Câu được cá mú khổng lồ nặng gần 2 tạ, tưởng như đã tuyệt chủng

Câu được cá mú khổng lồ nặng gần 2 tạ, tưởng như đã tuyệt chủng

Một nhóm ngư dân ở bang South Carolina, Mỹ, gần đây câu được một con cá mú khổng lồ cực hiếm nặng gần 2 tạ.

Đăng ngày: 10/06/2021
Bí ẩn về hành trình di cư vĩ đại của rùa biển từ Nhật Bản đến California được hé lộ

Bí ẩn về hành trình di cư vĩ đại của rùa biển từ Nhật Bản đến California được hé lộ

Rùa biển ở phía bắc Thái Bình Dương rất nhạy cảm với nhiệt độ, do đó chúng không thể bơi qua vùng phía đông Thái Bình Dương lạnh giá.

Đăng ngày: 09/06/2021
Những hình ảnh thú vị về bào thai cá mập tre vằn

Những hình ảnh thú vị về bào thai cá mập tre vằn

Vào ngày 9 tháng 1 năm 2013, các nhà nghiên cứu đã có các báo cáo trực tuyến về loài Cá mập tre vằn con (Chiloscylliumunctatum) trên tạp chí PLoS ONE. Hình ảnh được công bố chính là bào thai của loài cá mập này.

Đăng ngày: 09/06/2021
Chàng trai tưởng đào trúng

Chàng trai tưởng đào trúng "đồng xu cổ" trên núi: Khi đào xuống sâu hơn, anh đã bỏ chạy vì sợ hãi!

Khi đào xuống sâu hơn, " đồng xu cổ" kia bất ngờ động đậy rồi... bò ra khỏi lỗ khiến chàng anh vô cùng sợ hãi.

Đăng ngày: 08/06/2021
Mapogo: Liên minh 6 con sư tử đực thống lĩnh đồng cỏ Châu Phi

Mapogo: Liên minh 6 con sư tử đực thống lĩnh đồng cỏ Châu Phi

Khét tiếng, huyền thoại, tàn bạo ... đó là tất cả những từ thường được dùng để mô tả liên minh 6 con sư tử đực Mapogo của Sabi Sands, Châu Phi.

Đăng ngày: 08/06/2021
Phát hiện loài khỉ nhỏ nhất thế giới

Phát hiện loài khỉ nhỏ nhất thế giới

Nghiên cứu mới cho thấy khỉ đuôi sóc lùn bao gồm hai loài riêng biệt chứ không phải một loài như lầm tưởng trước đây.

Đăng ngày: 08/06/2021
Động vật tái sinh nhiều nhất trên hành tinh, có thể phát triển ngay cả khi chỉ còn 1/200.000 cơ thể

Động vật tái sinh nhiều nhất trên hành tinh, có thể phát triển ngay cả khi chỉ còn 1/200.000 cơ thể

Chúng là loài có khả năng tái sinh mạnh nhất được biết đến trong số các loài động vật hiện có.

Đăng ngày: 06/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News